Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 335
Tập 27, số 11 2017

Phản ứng tâm lý dây chuyền trong chiến dịch Sởi-Rubella, 2014-2015

Mass psychogenic reactions on the Measles-Rubella vaccination campaign in Vietnam, 2014-2015
Tác giả: Hồ Vĩnh Thắng, Hoàng Anh Thắng, Nguyễn Diệu Thuý, Châu Văn Lượm, Phan Công Hùng, Phan Thị Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Vũ Thượng, Phan Trọng Lân
Tóm tắt:
Nghiên cứu loạt ca mô tả đặc điểm, triệu chứng của phản ứng tâm lý dây chuyền và sự kiện truyền thông liên quan. Dữ liệu được ghi nhận qua hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng và sự kiện truyền thông trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-14 tại Khu vực phía Nam. Kết quả ghi nhận được 23 cụm tâm lý dây chuyền bao gồm 285 ca phản ứng tại các điểm trường tiểu học và trung học cơ sở của 13 quận/huyện, thuộc 8 tỉnh/thành phố. Tỉ lệ tấn công phản ứng tâm lý trong các cụm là dao động từ 0,22% đến 19,1%; Tỉ lệ chung của toàn khu vực là 2,2 % (KTC-95%: 0,4 – 3,9 ). Sự kiện truyền thông ghi nhận có 36 bài gồm: báo giấy và điện tử 20 bài; báo điện tử 10 bài; truyền hình 6 bài và trung bình mỗi bài đăng được trích dẫn lại 8,5 ± 6 lượt; trong 36 bài ghi nhận được 76 thông tin thuận lợi và 105 thông tin bất lợi. Khi có sự tham gia của các chuyên gia hoặc người quản lý tiêm chủng cung cấp thông tin và giải thích cho báo, đài thì các thông tin thuận lợi (35/76; 46,1%) được đề cập nhiều hơn trong bài viết, truyền hình so với thông tin bất lợi (20/105; 19,0%) và khác biệt có ý nghĩa với p = 0,0001; OR = 3,6 (1,8 - 7,5). Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông đại chúng và sớm đưa ra các hướng dẫn phòng ngừa, xử trí phản ứng tâm lý dây chuyền ngay từ đầu hoặc trước ngày tiêm chủng sẽ góp phần thành công của chiến dịch
Summary:
The study using case series reports and detecting related media events aimed to decribe characterizes and symptoms of mass psychologic illness and related communication events on the vaccination campaign. Data were collected through the post-vaccination response and event communication system in the measles-rubella vaccination campaign for children 1-14 in the Southern region. The results recorded 23 clusters, included 285 cases of reaction at primary and secondary schools in 13 districts/towns, 8 provinces/cities. The attack rate of mass psychologic illness changed variously (0.22% to 19.1%), in which the rate of the whole southern region was 2.2% (CI- 95%: 0.4 to 3.9). Besides, we obtained 36 media reports, included 20 online and print newspaper articles, 10 online articles and 6 TV reports; on average each report had been cited 8,5 ± 6 times. In 36 articles received 76 favorable information and 105 adverse information. Comparing the content's sentiment toward vaccine, positive reports (35/76) with the involvement of immunization speacialist or healthcare manager were cited more than negative reports (20/105); p = 0,0001 and OR = 3,6 (1,8 - 7,5). Proactively providing information to the media and early adopting precautionary guidelines, managing the chain reaction from the beginning or before the vaccination days will contribute to the success of the campaign
Từ khóa:
Phản ứng tâm lý dây chuyền, chiến dịch tiêm chủng, vắc xin sởi-rubella.
Keywords:
Mass psychogenic reation, vaccination campaign, Measles and Rebella vaccine.
File nội dung:
o1711335.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log