Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 251
Tập 27, số 11 2017

Tình hình dùng chung bơm kim tiêm ở người nghiện chích ma túy tại khu vực phía Nam, 2014-2016

Needle sharing among people who inject drugs in Southern Viet Nam, 2014-2016
Tác giả: Khưu Văn Nghĩa, Nguyễn Duy Phúc, Phạm Duy Quang, Trần Phúc Hậu, Phan Trọng Lân, Nguyễn Vũ Thượng
Tóm tắt:
Xác định tỷ lệ dùng chung BKT và các yếu tố liên quan ở nam NCMT. Phân tích số liệu của 1.948 người NCMT tham gia giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi giai đoạn 2014-2016. Sử dụng phương pháp đo lường lặp lại (Repeated measure) với biến số lặp lại là tỉnh và biến số đầu ra là dùng chung BKT trong tháng qua cho mô hình phân tích đơn biến và đa biến. Tỷ lệ dùng chung BKT các năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 25,7%, 21,2% và 23,2%, mặc dù năm 2015 giảm rõ so với 2014 (p=0,022) nhưng xu hướng giảm không có ý nghĩa thống kê (ptrend=0,21). Tám yếu tố liên quan đến việc dùng chung BKT là năm [2015 so với 2014, ORHC (95%CI): 0,72 (0,55-0,95)], tỉnh [An Giang & TP. HCM so với Cần Thơ, 2,38 (1,53-3,68) và 5,49 (3,62-8,31)], nhận BKT miễn phí [0,77 (0,60-1,00)], có điều trị Methadone [0,57 (0,34- 0,96)], có tiếp cận truyền thông HIV/AIDS [0,71 (0,52-0,98)], có QHTD với PNMD trong 12 tháng qua [2,43 (1,90-3,11)] và biết nơi xét nghiệm HIV [0,65 (0,45-0,94)]. Hoạt động can thiệp giảm hại trong quần thể NCMT cần chú trọng các yếu tố liên quan tìm thấy trong nghiên cứu này nhằm góp phần giảm việc dùng chung BKT ở người NCMT, qua đó góp phần giảm lây nhiễm HIV nói riêng và bệnh lây qua đường máu nói chung.
Summary:
To determine percentage of needle sharing and related factors among male PWID. Data of cross-sectional surveys of HIV sentinel surveillance plus behaviors (HSS+) during 2014-2016 was used to analyzed. Repeated measure was used with repeated variable being province and outcome variable being sharing needles in the past month for univariate and multivariate models. Percent needle sharing in 2014, 2015 and 2016 was 25.7%, 21.2% and 23.2% respectively, although markedly reduced in 2015 compared to 2014 (p=0.022), but with no significant difference (ptrend=0.21). Eight factors were found to be associated with sharing needles among male PWID, including year of study [2015 vs. 2014, aOR (95%CI): 0.72 (0.55- 0.95)], province [Cần Thơ & TP. HCM vs. An Giang, aOR (95%CI): 0.42 (0.27-0.65) and 2.31 (1.77-3.00)], receiving free needles [0.77 (0.60- 1.00)], having Methadone maintenance therapy [0.57 (0.34-0.96)], being exposed to information of HIV/AIDS [0.71 (0.52-0.98)], having had sex with female sex workers in the past 12 months [2.43 (1.90-3.11)] and awaring of HIV testing venue [0.65 (0.45-0.94)]. Harm reduction programs for PWID should take associated factors found in the study into consideration when planning interventions to minimize needle sharing among PWID, thereby contributing to reduction of HIV and other blood-borne diseases.
Từ khóa:
nghiện chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm, HIV, khu vực phía Nam.
Keywords:
PWID, IDU, sharing needles, sothern region, HIV
File nội dung:
o1711251.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log