Thứ sáu, 19/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 75
Tập 27, số 13 2017

Thực trạng mang gen beta thalassemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi 15-49 tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Beta thalassemia genetic carrier and feature of some hematological indexes among ethnic minority women aged 15-49 in Cho Moi district, Bac Kan province
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Kiều Giang, Nguyễn Tiến Dũng
Tóm tắt:
Thalassemia không phải là bệnh mới, bệnh hiếm, bệnh khó mà là bệnh lý tan máu di truyền phổ biến nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, số liệu về tình trạng mang gen bệnh beta Thalassemia trong nhóm các dân tộc thiểu số còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu này được tiến hành trên 260 phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi 15-49 tại huyện Chợ Mới, Bắc Kạn nhằm xác định tỷ lệ lưu hành gen bệnh beta Thalassemia và đặc điểm một số chỉ số huyết học ở nhóm đối tượng này. Với phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và điện di huyết sắc tố cho thấy tỷ lệ mang gen bệnh beta Thalassemia ở phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi 15-49 chiếm tỷ lệ khá cao 11,9%. Chỉ số huyết học ở nhóm phụ nữ mang gen có sự khác biệt so với nhóm phụ nữ không mang gen bệnh về RBC, RDW, MCHC, MCV (p<0,01). Tình trạng thiếu máu ở nhóm phụ nữ mang gen bệnh cao (87,1%), cao hơn ở nhóm phụ nữ không mang gen bệnh là 28,4% (p<0,01). Việc phát hiện phụ nữ độ tuổi sinh đẻ mang gen bệnh để tiến hành tư vấn sàng lọc trước sinh rất có ý nghĩa trong hạn chế sinh ra những đứa trẻ mang bệnh thể nặng ở cộng đồng.
Summary:
Thalassemia is the most common hereditary hemoglobinopathy in Vietnam as well as in the world. However, the data on beta-thalassemia gene status among ethnic minorities was not sufficient. This study was conducted on 260 ethnic minority women between 15-49 years old in Cho Moi district, Bac Kan province. This study aimed to determine the prevalence of beta Thalassemia gene and some hematological characteristics in this group. Applying a cross-sectional methodology. The results of total peripheral blood cell and electrophoresis of heamoglobin analysis showed the rate of beta-Thalassemia gene in ethnic minority women aged 15-49 accounts for 11.9%. Hematological values in the group of women carrying the beta Thalassemia gene were different from that of the non-diseased group about RBC, RDW, MCHC, and MCV (p<0.01). Anemia rate in the group of women carrying the Beta-Thalassemia genes was 87.1% which was higher than that of non-disease genes women (28.4%) with (p<0.01). Detecting women of childbearing age carring the disease gene for prenatal screening counseling is significant in limiting the birth of severe disease carriers in the community.
Từ khóa:
Beta Thalassemia, mang gen, chỉ số huyết học, dân tộc thiểu số.
Keywords:
Beta Thalassemia, carrier genes, hematology, ethnic minorities
File nội dung:
o171375.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log