Thứ sáu, 19/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 37
Tập 28, số 1 2018

Mối liên quan giữa typ huyết thanh và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập từ bệnh nhi dưới 5 tuổi nhập viện tại một số địa phương ở Việt Nam

Association between serotype and antibiotic resistance of Streptococcus pneumoniae bacteria isolated in hospitalized children under 5 years of age in Vietnam
Tác giả: Tống Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền Anh, Vũ Thị Thu Hường, Lê Huy Hoàng, Lê Thị Kim Anh, Phạm Văn Ty, Đặng Đức Anh
Tóm tắt:
Dưới áp lự c chọn lọc củ a vắ c xin cù ng vớ i á p lự c chọn lọc củ a khá ng sinh cá c biến động về typ huyết thanh chiếm ưu thế của phế cầ u khuẩn đã được tạ o ra. Trong nghiên cứu này, 331 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae phân lập từ bệnh nhi <5 tuổi nhập viện tại một số địa phương đã được xác định typ huyết thanh và tình trạng kháng kháng sinh bằng kỹ thuật PCR đa mồi và kỹ thuật nồng độ kháng sinh ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả cho thấy: Các typ huyết thanh nổi trội được bao phủ trong vắc xin PCV10 là 19F, 6A/B, 23F và 14. Các typ ít nổi trội hơn không có trong vắc xin là 11, 15B/C, 19A, 17F, 23A. Trong nhóm PCV10, tỷ lệ chủng mang gen pbp biến đổi chiếm khoảng 94,7%-97,9% trong khi ở nhóm non-PCV10 tỷ lệ này dao động trong khoảng 74,6%-88,1%. Tỷ lệ chủng mang gen kháng kháng sinh cao nhất là chủng typ 11, sau đó là typ 19F, 6A/B. Theo kết quả xác định MIC, tỷ lệ chủng kháng kháng sinh cao nhất ở typ 11 sau đó là typ 19F và 6A/B. Kết luận: Có mối liên quan giữa tính kháng kháng sinh và typ huyết thanh của S.pneumoniae. Tỷ lệ chủng mang gen kháng kháng sinh thuộc các typ huyết thanh có trong thành phần vắc xin cao hơn trong nhóm không có trong thành phần vắc xin. Tỷ lệ chủng mang gen kháng kháng sinh cao nhất ở typ 11 (non-PCV10) và typ 19F (PCV10).
Summary:
Under antibiotic and vaccine - induced selection pressures the tendency of predominant serotypes conversion in pneumococci is produced. In this study, 331 strains of Streptococcus pneumoniae isolated from children <5 years old hospitalized at some provinces were identified for serotypes and antibiotic resistance by multiplex PCR and minimum inhibitory concentration (MIC) techniques. Results showed that the dominant prevalence of PCV10 vaccine serotypes were 19F, 6A / B, 23F and 14. The less dominant serotypes that not covered by the vaccine composition were 11, 15B/C, 19A, 17F, 23A. Among the vaccine serotypes group, the strains carried pbp genes rated up to 94.7% - 97.9%, while the non-PCV10 serotypes group was only 74.6%-88.1%. The serotype contained the highest antibiotic resistant genotype was 11, followed by serotypes 19F, 6A/B and serotype 19A. According to MIC results, the highest antibiotic resistance rates were found among strains of serotype 11 followed by 19F and 6A/B. There was a relationship between antibiotic resistance and prevalent serotypes of S. pneumoniae. Rate of strains resistant to antibiotic among the PCV10’s serotypes were higher than that of among non-PCV10’s serotypes. The highest antibiotic resistance percentage was found among strains of serotype 19F (PCV10), followed in serotype 11 (non- PCV10).
Từ khóa:
Streptococcus pneumoniae, gen kháng kháng sinh, typ huyết thanh, nồng độ ức chế tối thiểu, nhiễm khuẩn hô hấp.
Keywords:
S. pneumoniae, antibiotic resistant gene, pneumococcal serotypes, minimum inhibitory concentration (MIC), respiratory infection.
File nội dung:
o180137.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log