Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 60
Tập 28, số 1 2018

Hiệu quả cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản của cô đỡ thôn bản qua đánh giá của phụ nữ người dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại Ninh Thuận

Improving the implementation activities of reproductive health care for village midwives through the assessment of ethnic minority women aged 15-49 years old in Ninh Thuan province
Tác giả: Bùi Thị Mai Hương, Đặng Đức Phú, Nguyễn Tuấn Hưng
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản của cô đỡ thôn bản qua đánh giá của phụ nữ người dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại Ninh Thuận. Với phương pháp nghiên cứu can thiệp trước sau không có nhóm chứng trên 420 phụ nữ người dân tộc thiểu số 15-49 tuổi, từ tháng 12/2013-9/2016 tại tỉnh Ninh Thuận. Kết quả cho thấy đánh giá chung về cô đỡ thôn bản: luôn có mặt khi gọi (TCT: 52,6%; SCT: 72,9%) (CSHQ=38,5%); có tranh/ảnh tuyên truyền về biện pháp tránh thai (CSHQ=173,8%), có túi đỡ đẻ sạch (CSHQ=70,8%). 88,1% hài lòng với chất lượng phục vụ của cô đỡ SCT. Thực hiện tuyên truyền, vận động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: tư vấn tốt về độ tuổi kết hôn và không nên kết hôn cận huyết (CSHQ=128,7%). Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai: tham gia quản lý thai nghén tốt tại thôn tăng (CSHQ=89,1%). Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ít nhất 2 giờ đầu sau sinh: thực hiện tốt/rất tốt (CSHQ=107,8%). Hướng dẫn các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai ở mức tốt (CSHQ=33,6%). Kết luận: Sau can thiệp, tỷ lệ cô đỡ thôn bản thực hiện tốt về chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua đánh giá của phụ nữ dân tộc tuổi từ 15-49 đã tăng rõ rệt.
Summary:
This study is to assess the effectiveness of the reproductive health care implementation of village midwives through the assessment of ethnic minority women aged 15-49 in Ninh Thuan province. Intervention study was performed without control group was conducted on 420 ethnic minority women aged 15-49, from Dec 2013 to Sep 2016 in Ninh Thuan province. Results showed that general assessment for village midwives: always present when calling (before intervention: 52.6%; after intervention: 72.9%) (intervention efficiency index (IEI= 38.5%); communication pictures/images of contraception (IEI= 173.8%), clean delivery bags (IEI= 70.8%). After intervention, 88.1% were satisfied with the quality of the midwife’s service. Communication/mobilization for mother and child health care: Good counseling on the age of marriage and not getting consanguineous marriage (IEI = 128.7%). Maternal health care during pregnancy: participation in good pregnancy management in the village increased (IEI= 89.1%). Monitor and care for mothers and infants for at least the first 2 hours after birth: good/very good (IEI=107.8%). Teaching couples to use contraceptives at a good level (IEI= 33.6%). In conclusion, after the intervention, the percentage of well-attended village midwives in terms of reproductive health care through the assessment of ethnic minority women aged 15-49 was increased markedly.
Từ khóa:
Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cô đỡ thôn bản, phụ nữ dân tộc thiểu số, Ninh Thuận.
Keywords:
reproductive health care, village midwives, ethnic minority women, Ninh Thuan
File nội dung:
o180160.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log