Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 124
Tập 28, số 1 2018

Thực trạng đội ngũ nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ tuyến cơ sở của tỉnh Bắc Giang và Lào Cai năm 2014

Current status of health workforce providing the maternal health services at Bac Giang and Lao Cai provinces
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thu, Dương Huy Lương
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 5 huyện miền núi của hai tỉnh Bắc Giang và Lào Cai từ tháng 6/2013 đến 3/2014 nhằm khảo sát thực trạng đội ngũ nhân lực y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Số liệu được thu thập từ khảo sát trên 262 nhân viên y tế tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Kết quả cho thấy: Về chức danh chuyên môn, ở cả hai tỉnh y sĩ và hộ sinh chiếm tỉ lệ 34,4% và 38,6%, tỉ lệ bác sỹ chỉ có 22,4%. Tuy nhiên sự phân bố các chức danh ở hai tỉnh khác nhau có ý nghĩa thống kê: tỉ lệ bác sỹ ở Bắc Giang cao hơn hẳn ở Lào Cai. Về thâm niên công tác, 45,8% nhân viên y tế ở cả hai tỉnh đã làm việc trong mạng lưới chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trên 10 năm, chỉ có khoảng một phần tư có dưới 5 năm kinh nghiệm. Về trình độ chuyên môn, 69,9% nhân viên y tế ở cả hai tỉnh có trình độ trung cấp, tuy nhiên Ở Bắc Giang, 40% đối tượng nghiên cứu có bằng Đại học/Cao đẳng và sau đại học, cao hơn hẳn ở Lào Cai là 14,8%. Nghiên cứu này cho thấy, phần lớn nhân viên y tế trong mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ của cả hai tỉnh là nữ hộ sinh và y sỹ. Gần một nửa số nhân viên có thâm niên công tác trong lĩnh vực CSSKBM trên 10 năm.
Summary:
A cross-sectional study was conducted in 5 mountainous communes of Bac Giang and Lao Cai provinces from June 2013 to March 2014. Data was collected through surveying 262 health staff providing maternal health services. Results showed that: Regarding working position, in both provincies the proportion of assistant doctors and midwives accounted for 34.4% and 38.6% respectively, while the proportion of medical doctors was 22.4%. However, there was a significant difference between two provinces in distribution of working position, that the rate of medical doctors in Bac Giang is signifantly higher than those in Lao Cai. Regarding working experience, 45,8% of health staff in both provinces had been working in the maternal health network for more than 10 years, and only a quarter had less than 5 years of experience. Regarding the qualification, 69.9% of health staff in total had secondary degree, however in Bac Giang the propartion of staff having higher qualification (university or equivalent or post graduate) was 40% that was significantly higher compared to Lao Cai with only 14,8%. 40% of participants had not had official training on maternal health services. Most of selected health workers in the maternal healthcare network were midwives and assistant doctors. Just below a half of health workers had more than 10 years of experience working in the maternal healthcare.
Từ khóa:
Nhân viên y tế cơ sở, dịch vụ sức khỏe bà mẹ, Bắc Giang, Lào Cai
Keywords:
Primary health workforce, maternal health services, Lao Cai, Bac Giang
File nội dung:
o1801124.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log