Thứ ba, 19/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên tại 03 xã Nà Nghịu, Chiềng Khoong và Chiềng Khương huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La năm 2022
Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu kẽm ở học sinh suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại một số trường tiểu học huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Trang: 178
Tập 28, số 7 2018

Đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm huyết thanh học HIV từ bên ngoài tại Việt Nam năm 2017

External quality assesment scheme (eqas) in the system of HIV serological laboratory in Vietnam
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Hà, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Thị Hồng Hạnh, Tạ Thị Thu Hồng, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Đỗ Xuân Toàn, Nguyễn Việt Nga, Phan Thị Thu Hương, Phạm Đức Mạnh, Lê Thị Quỳnh Mai, Phạm Hồng Thắng
Tóm tắt:
Chương trình ngoại kiểm rất cần thiết để giám sát chất lượng xét nghiệm nói chung và HIV nói riêng. Năm 2016, chương trình ngoại kiểm huyết thanh học HIV của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã được Bộ Khoa học và công nghệ Thái Lan công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17043. Năm 2017, Viện đã cung cấp 2 vòng đến các phòng xét nghiệm (PXN). Bộ mẫu chuẩn gồm 10 mẫu bao gồm các mẫu HIV âm hoặc dương tính với kháng thể HIV được xác định rõ đặc tính theo tiêu chuẩn. Các mẫu được đánh giá độ ổn định, đồng nhất, trước khi gửi đến các PXN. Có 585 và 530 PXN tham gia với kết quả sai tương ứng của hai vòng là (2,54%) và (2,27%). Sinh phẩm nhanh được sử dụng chủ yếu ở cả 2 vòng là SD Bioline HIV 1/2 (45,95%; 42,76%); Determine HIV 1/2 (24,4%; 25,34%); Vikia HIV 1/2 (6,67%; 8,71%); Sinh phẩm ELISA sử dụng ít hơn trong đó Murex HIV Ag/Ab nhiều nhất (4,76%; 4,42%), sinh phẩm điện hóa phát quang có xu hướng tăng nhẹ từ 3,3% (17 PXN) lên 3,79% (20 PXN) ở 2 vòng. Đáng chú ý sai sót do nhầm mẫu xảy ra ở cả 2 vòng (3 PXN mỗi vòng). Đặc biệt vẫn còn các PXN sử dụng sinh phẩm không được Bộ y tế cấp phép. Đây là những nguyên nhân tiềm tàng có thể gây ra kết quả sai cho PXN. Chương trình đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm HIV ở Việt Nam.
Summary:
External quality assessment scheme (EQAS) is necessary to monitor the quality of laboratory testing in general and HIV testing in particular. In 2016, the EQAS for HIV serology, National Institute of Hygiene and Epidemiology was successfully undergone assessment according to ISO 17043: 2010 by the Bureau of Laboratory Accreditation, Department of Science Service. In 2017, NIHE has provided 2 rounds of EQAS to participating laboratories. The panels were 10 samples includes HIV negative and HIV positive, all samples were well-characterized. Samples were evaluated homogeneity and stability before sending participating laboratories. There were 585 and 530 laboratories attended in the programe and (2.54%) and 11 (2.27%) labs had incorrect results. Rapid tests were used in both rounds and very common such as: SD Bioline HIV 1/2 (45.95%; 42.76%; Determine HIV 1/2 (24.4%; 25.34%); Vikia HIV 1/2 (6.67%; 8.71%); ELISA were the lower as Murex HIV Ag / Ab (4.76%, 4.42%), ECLIA increased from 3.3% (17 PXN) to 3.79% (20 PXN ) in 2 rounds. The error results occurred due to sample mishandling in both rounds (3 labs per round). Specially, there were still participating laboratories using testkits without licensed by MOH. These are potential causes of participating laboratories errors. The program has contributed to HIV testing quality improvement in Vietnam.
Từ khóa:
Ngoại kiểm, EQAS, đảm bảo chất lượng, HIV/AIDS, hệ thống phòng xét nghiệm.
Keywords:
EQAS, Quality assurance, HIV/AIDS, laboratory system.
File nội dung:
o1807178.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log