Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 143
Tập 29, số 6 2019

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI NẤM SỢI GÂY BỆNH NẤM DA Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHONG –DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY HÒA 2013-2015

CHARACTERISTICS OF THE CUTANEOUS FUNGAL DISEASE AND SOME DERMATOPHYTE SPECIES ISOLATED FROM PATIENTS ATTENDING EXAMINATION AND TREATMENT AT QUYHOA NATIONAL LEPROSYDERMATOLOGY HOSPITAL DURING 2013-2015
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ân, Bùi Thị Hồng Nhụy, Nguyễn Thị Bình
Tóm tắt:
Bệnh nấm da (Dermatomycoses) là một trong những bệnh da khá phổ biến. Bệnh nấm da không gây tửvong nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động, đặc biệt không điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng, tiến triển nặng nề. Nghiên cứu được thực hiện ở người bệnh khám tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa, nhằm đánh giá một số đặc điểm nhiễm nấm da ở người bệnh đồng thời xác định tỷ lệ các loài nấm da gây bệnh nấm da ở người bệnh. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang tiến hành từ tháng 11/2013 đến tháng 11/2015 trên 300 người bệnh bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và khám bệnh để phát hiện trường hợp nghi ngờ. Những mẫu bệnh phẩm lấy từ các trường hợp này được soi tươi trực tiếp và nuôi cấy xác định tình trạng nhiễm nấm. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm da ở người bệnh là 6,27%. Nam có tỷ lệ nhiễm nấm (66,3%) cao hơn nữ (33,7%) với tỷ lệ nam bị bệnh gấp nữ khoảng 1,97 lần. Loại bệnh nấm chủ yếu là nấm thân chiếm tỷ lệ 34,7%, nấm bẹn 24,7%, nấm tay 10,7%, nấm chân 12,7% và nấm móng 1,3%. T. rubrum chiếm tỷ lệ 44,3%, T.mentagrophytes chiếm tỷ lệ 27,4%. Tỷ lệ bệnh nấm da ở người bệnh đến khám tại Bệnh viện Phong - Da liễu trung ương Quy Hoà không cao, tuy nhiên cần truyền thông về bệnh nấm để người bệnh đi khám sớm và được điều trị đúng.
Summary:
Dermatomycoses is one of the common skin disease. It is not fatal but affects people’s quality of life and reduces productivity, especially it will develop persistently and seriously if the disease is not treated effectively and timely. The study was conducted on the patients attending at hospital examination with the aim: 1) to evaluate the characteristics of the cutaneous fungal disease and, 2) to identify the prevalence rate of dermatophyte species caused the cutaneous fungal disease by using the isolation - culture method. A cross-sectional design was implemented from November 2013 to November 2015. Three hundred (300) patients were directly interviewed and examined to detect suspicious cases. The samples taken from these cases were directly tested and cultered to confrm fungal infection. Results showed that the revalence rate of dermatophyte among patients was 6.27%. This rate of males was 1.97 times higher (66.3%) than that of females (33.7%). Types of dermatophye were mainly body fungus (34.7%), groin fungus (24.7%), hands fungus (10.7%), feet fungus (12.7%) and nail fungus (1.3%). T.rubrum was found with the most frequence (44.3%) among the patients, then T.mentagrophytes (27.4%). Prevalence rate of dermatophyte in patients at Quy Hoa National Leprosy- Dermatology Hospital was not high, however, it is necessary to conduct communication with the patients on skin fungal infection for early detection and proper treatment.
Từ khóa:
Bệnh nấm da; nấm sợi, bệnh viện Quy Hoà; Bình Định.
Keywords:
Dermatophyte; Quy Hoa Hospital; Binh Dinh
File nội dung:
o1906143.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log