Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 38
Tập 29, số 8 2019

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN STRESS CẤP TÍNH SAU CHẤN THƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH, 2019

ACUTE POST-TRAUMATIC STRESS DISORDER AFTER TRAFFIC ACCIDENTS AMONG PATIENTS AND RELATED FACTORS IN THAI BINH GENERAL HOSPITAL IN 2019
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương, Phạm Việt Cường
Tóm tắt:
Rối loạn stress cấp tính sau chấn thương là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần mà một số người mắc phải khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương, đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trong tai nạn giao thông đường bộ. Đây là một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng 07/2019 trên tổng số 215 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Bộ công cụ PCL-4 được sử dụng các tiêu chí nhằm đánh giá các biểu hiện rối loạn stress sau chấn thương ở các bệnh nhân trong thời gian còn nằm viện. Tỷ lệ đối tượng có nguy cơ rối loạn stress sau chấn thương do TNGT trong nghiên cứu này là 31,6% (KTC 95%: 25,4 – 37,8). Các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn stress sau chấn thương do TNGT của các đối tượng bao gồm: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, việc tham gia bồi thường/kiện cáo sau khi xảy ra vụ TNGT và việc được hỗ trợ từ bạn bè và đối tượng khác. Cần có những chăm sóc đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn stress sau chấn thương, ngoài ra việc theo dõi là cần thiết để có những đánh giá kịp thời về tình trạng tâm lý của người bệnh.
Summary:
Acute Post Traumatic Stress Disorder is a psychological disorder among people who experiencing or witnessing a traumatic, lifethreatening event, especially in a traffc accident. This is a cross-sectional study conducted from April 2019 to July 2019 among 215 patients at Thai Binh general hospital using convenient sampling methods. The PCL-4 checklist with 17 questions was used to assess posttraumatic stress disorder manifestations among participants. The proportion of subjects at risk of post-traumatic stress disorder in this study is 31.6% (95% CI: 25.4 - 37.8). Factors related include gender, age, marital status, participation in compensation/lawsuit after the accident and the occurrence of traffc accidents and getting support from friends and other subjects. Special care is needed for those at high risk of posttraumatic stress disorder, in addition monitoring is necessary to make timely assessments of the patient’s psychological state.
Từ khóa:
Rối loạn stress sau chấn thương, tai nạn giao thông, nguy cơ rối loạn
Keywords:
Acute Post-traumatic stress disorder, traffc crash
File nội dung:
o190838.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log