Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 121
Tập 29, số 8 2019

THỰC TRẠNG TỬ VONG DO TAI NẠN LAO ĐỘNG GHI NHẬN TẠI TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2014

MORTALITY DUE TO OCCUPATIONAL INJURIES RECORDED IN LANG SON PROVINCE PERIOD 2011-2014
Tác giả: Lưu Văn Nghĩa, Lê Trần Ngoan, Lê Thị Thanh Xuân
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm phân tích thực trạng và phân bổ tử vong do tai nạn lao động được ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014. Tổng cộng có 1755 ca tử vong do tai nạn thương tích trong đó 257 ca do tai nạn lao động được thu thập tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn từ 1/1/2011 đến 31/12/2014 được nhóm nghiên cứu rà soát, tổng hợp và phân tích. Kết quả cho thấy tỷ suất tử vong do tai nạn lao động của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2014 là 8,6/100.000 dân. Nam giới tử vong do tai nạn lao động cao hơn nữ giới. Tỷ suất này ở nam giới là 14,7/100.000, cao hơn ở nữ giới là 2,6/100.000. Nhóm tuổi 50-59 có tỷ suất tử vong do tai nạn lao động cao nhất (15,4/100.000 người) rồi đến nhóm 20-29 tuổi (13,1/100.000 người). Tử vong do tai nạn lao động ở nông thôn nhiều hơn thành thị. 12 nhóm nguyên nhân các ca tử vong do tai nạn lao động được ghi nhận bao gồm: tai nạn giao thông, ngã, bị tác động cơ học, nổ vỡ có áp lực, bị súc vật tấn công, đuối nước, ngạt, vùi lấp, điện giật, bỏng, động vật cắn, đốt, sét đánh, hành hung, bạo lực trong lao động. Tử vong trong quá trình lao động mà nguyên nhân do ngã cao nhất 2 giới (chiếm 22,6%). Vì vậy cần ưu tiên phòng chống tai nạn lao động ở nhóm tuổi 50-59, 20-29, đối tượng người lao động là nam giới và người lao động vùng nông thôn.
Summary:
A cross-sectional study identifed the death rate and distribution of the occupational accidents recorded in Lang Son provinces for the period 2011-2014. A total of 1725 death case due to injuries, in which 257 cases due to occupational accidents were notifed at Centers for Disease Control of Lang Son province from 1 January 2011 to 31 December 2014 were reviewed, synthesized and analysed by the research team. The study results showed that the mortality rate due to occupational accidents in Lang Son province in the period of 2011- 2014 was 8.6 per 100,000 people. Men were more likely to die from work accidents than women. This rate for men was 14.7 /100,000, higher than for women was 2.6 / 100,000. By age group, the group 50-59 years old had the highest rate of death due to occupational accidents (15.4 / 100,000 people) and then the age group of 20-29 years (13.1 / 100,000 people). By area, the workers in rural area were more likely to die from occupational injuries than those in urban. Twelve groups of causes of occupational accident deaths were recorded including: traffc accident, fall, mechanical impact, pressure burst, animal attack, drowning, asphyxiation, burying, electric shocks, burns, animal bites, lightning strikes, physical assault, and labor violence. Falling was the highest cause for mortality in the labor process of the both sexes (accounted for 22.6%). Therefore, priority should be given to preventing occupational accidents in the age group of 50-59, 20-29, male and rural workers
Từ khóa:
Tử vong, tai nạn lao động, Lạng Sơn
Keywords:
Mortality, occupational injuries, Lang Son
File nội dung:
o1908121.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log