Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 69
Tập 29, số 11 2019

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHI MẮC BỆNH HO GÀ NẰM TẠI VIỆN NHI ĐỒNG 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL CHARACTERISTICS, AND TREATMENT FOR CHILDREN WITH PERTUSSIS ADMITTED IN CHILDREN HOSPITAL 2, HO CHI MINH CITY IN 2018
Tác giả: Phạm Thái Sơn, Trần Ngọc Xuân, Phạm Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Kim Thuỳ, Lê Việt Cường, Nguyễn Hoàng Phương Anh, Đỗ Châu Việt
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên 139 bệnh nhi được chẩn đoán ho gà tại Nhi Đồng 2 trong năm 2018 bằng xét nghiệm PCR nhằm đánh giá về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị. Kết quả cho thấy nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (72,66%) với tuổi trung vị là 2,1 tháng tuổi (IQR: 1,48-3,15). Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 (68%). Phần lớn bệnh nhi không được chủng ngừa ho gà (85,61%). Ho cơn kịch phát là triệu chứng nổi bật chiếm 97,84% và 43,17% ca bệnh diễn tiến suy hô hấp. Xét nghiệm công thức máu cho thấy tăng số lượng bạch cầu (15,25, IQR: 12,05-21,1 K/mL) với lympho ưu thế (86,96%) và tăng số lượng tiểu cầu (438,22 ± 162,03 K/mL). Hình ảnh X quang không đặc hiệu, chủ yếu là hình ảnh biến chứng viêm phổi. Tỉ lệ bệnh nhi phải dùng kháng sinh tĩnh mạch là 66,18%. Tỉ lệ hỗ trợ hô hấp là 50,36%, trong đó thở NCPAP là 10,07% và thở máy là 2,88%. Thời gian nằm viện trung bình là 10,8 ngày và tất cả bệnh nhi đều khỏi bệnh. Ho gà vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tỉ lệ trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc bệnh cao, nên có kế hoạch chủng ngừa cho trẻ em sớm hơn khi có dịch và chủng ngừa cho phụ nữ mang thai để hạn chế tỉ lệ mắc bệnh ho gà trong những tháng đầu đời cho trẻ nhỏ.
Summary:
Retrospective descriptive study was conducted on 139 children diagnosed with Pertussis at The Children’s Hospital No.2 in 2018, confrmed by PCR method, were assessed for epidemiology, clinical, laboratory tests and treatments. Results showed that infants under 3 months old had the highest rate, accounted for 72.66% in total, with the median age of 2.1 months old (IQR: 1.48-3.15). While reported cases of Pertussis can occur year-round, most patients (68%) were hospitalized in a period between March and August. The majority of the patients (85.61%) were not vaccinated with Pertussis. 97.84% patients had paroxysmal cough, 43.17% progressed respiratory failure. Complete blood count showed leukocytosis (15.25, IQR: 12.05-21.1K/mL), lymphocytosis (86.96%) and augmented platelets (438.22 ± 162.03 K/mL). Radiographic images were not specifc, mainly showed pneumonia. 66.18% patients had been treated with intravenous antibiotics and 50.36% required respiratory supports (10.07% NCPAP, 2.88% mechanical ventilation). The average length of hospital stay were 10.8 days and all patients were discharged after successful treatment. Pertussis is still a dangerous infectious disease to children. Among the infected children, the proportion of children under 3 months old was high It is recommended to have a vaccination plan for children earlier when there is an epidemic and for pregnant women to minimize prevalence of pertussis for infants in the early months after birth.
Từ khóa:
B. pertussis, Ho gà, trẻ em
Keywords:
Whooping cough, B. pertussis, Pertussis, Infant
File nội dung:
o191169.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log