Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 298
Tập 29, số 11 2019

THEO DÕI TÌNH HÌNH DỊCH HIV Ở NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI KHU VỰC PHÍA NAM QUA XÉT NGHIỆM TẢI LƯỢNG VI RÚT

VIRAL LOAD TESTING TO MONITOR THE HIV EPIDEMIC AMONG PEOPLE WHO INJECT DRUGS IN SOUTHERN VIETNAM
Tác giả: Nguyễn Duy Phúc, Khưu Văn Nghĩa, Phạm Đăng Đoan Thùy, Phạm Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Bích Hồng, Trần Tôn, Vũ Xuân Thịnh, Phan Trọng Lân, Nguyễn Vũ Thượng, Trần Phúc Hậu
Tóm tắt:
Giám sát trọng điểm HIV quốc gia (GSTĐ) được thực hiện ở Việt Nam từ 1994, tuy nhiên tới năm 2016, dữ liệu về tải lượng vi rút HIV (TLVR) mới được thu thập. Nghiên cứu này thí điểm tích hợp xét nghiệm TLVR vào hệ thống GSTĐ HIV quốc gia để hiểu rõ hơn về mức độ lây truyền HIV trong nhóm nam nghiện chích ma túy (NCMT) ở khu vực phía nam (KVPN). Xét nghiệm TLVR bằng hệ thống CAP/CTM (Roche) được thực hiện trên tất cả 84 NCMT có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV trong số 300 và 200 NCMT tham gia HSS năm 2016 lần lượt tại TPHCM và Long An. Kết quả cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trên NCMT ở TPHCM và Long An lần lượt là 15,0% và 19,5%. Trong số được xét nghiệm TLVR, 51,2% có mức TLVR≥1000 copies/ml (TPHCM: 66,7%; Long An: 33,3%); 41,7% có TLVR dưới ngưỡng phát hiện (<50 copies/ml) (TPHCM: 31,1%; Long An: 53,9%), và 7,1 % có TLVR dao động từ 50-999 copies/ml (TPHCM: 2,2%; Long An: 12,8%). Trong số những người có TLVR<1000 copies/ml, 22 (53,7%) đã từng được điều trị ARV. Nghiên cứu cho thấyhơn một nửa số NCMT nhiễm HIV có tải lượng vi rútvượt ngưỡng ức chế; dẫn đến nguy cơ lây truyền HIV từ NCMT cho bạn tình. Nghiên cứu này cho thấy tích hợp xét nghiệm TLVR vào hệ thống GSTĐ quốc gia là khả thi và có thể mở rộng ra các tỉnh khác trong nước.
Summary:
Although the national HIV sentinel surveillance system (HSS) has been implemented since 1994, no viral load (VL) data were collected among HIV infected people including people who inject drugs (PWID) until 2016. The study aimed to pilot the integration of viral load (VL) testing into the national HIV sentinel surveillance (HSS) system to better understand the level of HIV transmission among people who inject drugs (PWID) in southern Vietnam. Viral load testing using -CAP/CTM (Roche) system was performed for 84 HIV-infected PWID, among 300 and 200 PWID respectively living in HCM city (HCMC) and Long An, who involved in the 2018 HSS. The results showed that the HIV prevalence among PWID in HCMC and Long Anwas 15.0% and 19.5% respectively. Among those with VL testing, 43 (51.2%) specimens had unsuppressed VL (≥1000 copies/ml) (HCMC: 66.7%; LA: 33.3%), 35 (41.7%) specimens had undetected level (<50 copies/ml or undetected) (HCMC: 31.1%; LA: 53.9%), and 7.1% had VL that ranged from 50-999 copies/ml (HCMC: 2.2%; LA: 12.8%). Among those who had VL <1000 copies/ml, 22 (53.7%) had ever been on ART. Over 50% of PWIDwho test positive for HIV do not have their VL suppressed, leading to high-risk of HIV transmission to their sexual partnersin the community. This pilot suggests that it is feasible to integrate HIVVL testing into the national HSS system as a routine practice.
Từ khóa:
HIV, nghiện chích ma túy, giám sát trọng điểm, tải lượng virút
Keywords:
HIV, people who inject drugs, sentinel surveillance system, viral load
File nội dung:
o1911298.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log