Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 171
Tập 29, số 11 2019

XÁC ĐỊNH CÁC TÁC NHÂN VI RÚT HÔ HẤP GÂY VIÊM PHỔI NẶNG TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM, 2013 – 2017

IDENTIFICATION OF RESPIRATORY VIRUS CAUSE FOR SEVERE PNEUMONIA IN CENTRAL REGIONS OF VIETNAM, 2013 - 2017
Tác giả: Trịnh Hoàng Long, Nguyễn Bảo Triệu, Huỳnh Kim Mai, Trần Thị Như Anh, Lê Thị Kim Trang, Nguyễn Đức Duy, Đỗ Thái Hùng
Tóm tắt:
Nghiên cứu hồi cứu sử dụng kỹ thuật real time RT-PCR trên 237 bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi nghi do vi rút tại Khu vực miền Trung Việt Nam từ năm 2013 – 2017 cho tỷ lệ dương tính với 9 tác nhân vi rút là 45,69%, bao gồm vi rút cúm A (19,83%), RV (9,05%), AdV (7,33%), B (5,17%), PIV-3 (2,16%), RSV (1,29%), HMPV (1,29%), PIV-1 (1,29%) và PIV-2 (0,43%). Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam là các tỉnh/thành phố ghi nhận nhiều ca bệnh nhất với tỷ lệ 53,88%, 13,36% và 9,91%. Các ca bệnh được ghi nhận chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 6 và tháng 11 trong năm với cao điểm ở tháng 2 (58,82%). Tỷ lệ dương tính với vi rút không có sự khác biệt theo giới tính nhưng có sự khác biệt theo nhóm tuổi. Trẻ em, trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0 – <2 là các đối tượng có tỷ lệ dương tính cao nhất (80,95%) với tác nhân chính là AdV (47,62%). Nghiên cứu đã phát hiện được 5 trường hợp đồng nhiễm với 2 tác nhân vi rút chiếm tỷ lệ 2,16%. Cần tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm phát hiện các vi rút hô hấp khác ngoài vi rút cúm để có được dữ liệu đầy đủ về căn nguyên bệnh viêm phổi nghi do vi rút, từ đó có những biện pháp dự phòng hiệu quả.
Summary:
We conducted a retrospective study using real-time RT-PCR on 237 patients with suspected viral pneumonia in Central Vietnam from 2013-2017. Our fnding indicated a high positive rate for the viral pneumonia (45.69%), including of influenza A (19.83%), RV (9.05%), AdV (7.33%), B (5.17%), PIV-3 (2.16%), RSV (1.29%), HMPV (1.29%), PIV- 1 (1.29%) and PIV-2 (0.43%). Khanh Hoa, Da Nang, and Quang Nam are the provinces/ cities that showed the most cases (53.88%, 13.36%, 9.91% respectively). The cases were recorded mainly from February to June or November every year, especially in February with a positive rate of 58.82%. The viruspositive rate is not signifcantly different in gender; however, it presents differently in each age group. Children and infants aged 0 - <2 has the highest positive rate (80.95%), with AdV is the main agent (47.62%). The study found 5 cases of co-infection with 2 virus agents, accounting for 2.16%. It is needed to continue promoting testing for detection other respiratory viruses beyond influenza viruses to obtain complete data on the etiology of suspected viral pneumonia, thereby setting up effective preventive measures
Từ khóa:
Vi rút, viêm phổi nặng do vi rút, miền Trung Việt Nam
Keywords:
Virus, Severe viral pneumonia, Central Viet Nam
File nội dung:
o1911171.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log