Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 112
Tập 29, số 13 2019

ĐẶC ĐIỂM SUY GIẢM THÍNH LỰC Ở TRẺ DƯỚI 3 TUỔI ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRUNG TÂM THÍNH HỌC VÀ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018-2019

HEARING LOSS AMONG CHILDREN UNDER 3 YEARS OLD WHO CAME FOR TREATMENT AT THE AUDIOLOGY AND SPEECH LANGUAGE THERAPY CENTRAL OF THE NATIONAL CHILDREN HOSPITAL IN THE 2018-2019 PERIOD
Tác giả: Lại Thu Hà, Vũ Đình Thiểm, Phan Hữu Phúc
Tóm tắt:
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả đặc điểm phân bố, mức độ, kiểu nghe kém và các yếu tố liên quan đến nghe kém ở trẻ em, được thực hiện trên một nhóm gồm 544 trẻ nghe kém được chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Thính học và Trị liệu ngôn ngữ bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019. Số liệu được lấy bằng các phiếu điều tra và được phân tích bằng phần mềm Stata. Kết quả cho thấy trong nhóm nghiên cứu có 59,2% trẻ nam và 40,8% trẻ nữ. Trẻ nghe kém mức độ sâu chiếm tỉ lệ cao nhất với 58,3%, tiếp theo là mức độ nặng (12,7%) và mức độ trung bình – nặng (7,1%). Nghe kém sau ốc tai chiếm 14,7%. Đa số trẻ nghe kém cả 2 tai (91,5%), chỉ có 8,5% trẻ nghe kém 1 tai. Độ tuổi phát hiện trẻ nghe kém hay gặp nhất là từ 13-24 tháng (27%). Trong nhóm trẻ nghe kém sau ốc tai thì có tới 71,2% trẻ có tiền sử vàng da thời kỳ sơ sinh. Các yếu tố liên quan của nghe kém được thấy trên nhóm trẻ gồm có sinh non, cân nặng dưới 1500gr, viêm màng não mủ, mẹ nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai, nằm hồi sức sơ sinh, vàng da thay máu, thở máy, gia đình có người nghe kém từ nhỏ. Tỉ lệ can thiệp trên nhóm trẻ còn thấp. Chỉ có 21,1% trẻ được đeo máy trợ thính và 11,4% trẻ nghe kém mức độ nặng – sâu được cấy điện cực ốc tai
Summary:
A cross-sectional descriptive study aimed at describing the distribution, severity, type of hearing loss and factors associated with hearing loss in children. This study was performed on a group of 544 hearing loss children who were diagnosed and treated at the Audiology and Speech language therapy center in National Children Hospital from January 2018 to August 2019. Data were taken using questionnaires and analyzed using Stata software. The results showed that in the study group, there were 59.2% of boys and 40.8% of girls. Children with profound hearing loss accounted for the highest proportion with 58.3%, followed by the severe hearing loss (12.7%) and the moderate to severe hearing loss (7.1%). ANSD accounted for 14.7%. Most of children were bilateral hearing loss (91.5%), only 8.5% of children were unilateral hearing loss. The most common age for hearing loss children was 13-24 months (27%). Among the group of ANSD children, up to 71.2% of children had jaundice in the newborn period. The relative factors of hearing loss were found in this group included preterm birth, weight less than 1500 grams, bacterial meningitis, maternal infection during pregnancy, neonatal intensive care unit (NICU), jaundice with blood transfusion, ventilation, families had hearing loss people. Intervention rate in this group was low. Only 21.1% of children worn hearing aids and 11.4% of children with severe to profound hearing loss had cochlear implants.
Từ khóa:
Nghe kém; nghe kém sau ốc tai; yếu tố liên quan của nghe kém
Keywords:
Hearing loss; ANSD; related factors of hearing loss
File nội dung:
o1913112.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log