Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 37
Tập 29, số 15 2019

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ GIÁM SÁT CÚM A (H7N9) CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI CỬA KHẨU HỮU NGHỊ VÀ TÂN THANH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2019

HUMAN RESOURCE IN INFLUENZA A (H7N9) SURVEILLANCE AT HUU NGHI AND TAN THANH BORDER GATES OF LANG SON PROVINCE
Tác giả: Hoàng Phúc Sinh, Hoàng Khải Lập, Đinh Đức Thiện
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về giám sát cúm A (H7N9) của cán bộ y tế tại cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn năm 2019, từ đó giúp cho việc chủ động lập kế hoạch giám sát và phòng chống cúm A (H7N9) tại các cửa khẩu có hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thu thập thông tin thông qua bộ câu hỏi tự điền, được thực hiện trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019. Kết quả cho thấy tổng số 43 cán bộ tham gia nghiên cứu: 22 cán bộ ở cửa khẩu Hữu Nghị và 21 cán bộ ở cửa khẩu Tân Thanh. 83,7% là nam giới; nhóm tuổi từ 40 trở lên chiếm 74,5%, 9,3% thuộc nhóm tuổi dưới 30; Trình độ Cao đẳng, đại học chiếm 41,9%, 16,2% trình độ sau đại học. Nhóm ngành Y 88,3%; Dược 6,9%. Số đối tượng chưa tham gia tuyên truyền giám sát cúm A (H7N9) chiếm 46,5%. Số chưa tham gia tập huấn chiếm 81,4%. Số cán bộ tiếp cận thông tin về bệnh cúm A (H7N9) thông qua truyền hình (19,1%), qua báo chí mạng (20,2%), qua các trang mạng (websites) (20,2%) và qua các văn bản, thông báo của cơ quan chức năng (22,6%). Năm 2018, Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế Lạng Sơn là đầu mối đã tổ chức 15 đợt giám sát, 20 đợt thu thập số liệu, 24 lượt trao đổi kết quả giám sát và 64 lượt cán bộ tham dự, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Summary:
This study aimed to describe the knowledge and practice of infulenza A (H7N9) of health workers at Huu Nghi and Tan Thanh border gates of Lang Son province. Research design follows a combination of qualitative and quantitative research to collect information through questionnaires and in-depth interviews. The study period is from January, 2019 to May 2019. The results showed that a total of 43 officials participated in the study: 22 officials at Huu Nghi border gate and 21 officials at Tan Thanh border gate. 83.7% are male, 16.3% are female; age group 40 and older accounted for 74.5%, only 9.3% in the age group under 30; College and university degrees account for 41.9%, only 16.2% of postgraduate degrees. Medical professional officers were 88.3%; Pharmaceutical 6.9%. The border gate team has not participated in propaganda and surveillance for influenza A (H7N9) accounting for 46.5%. Staff were not yet involved in the training account for 81.4%. Health officials access information on influenza A (H7N9) through television (19.1%), online media (20.2%), websites (20.2%) and through legal documents and notices of authorities (22.6%). In 2018, the Center organized 15 monitoring rounds, 20 data collection rounds, 24 exchanges of monitoring results and 64 visits of officials, reaching 100% of the plan. A total of 1,234,998 passengers/ patients were monitored and screened at 2 ports of Tan Thanh, Huu Nghi and Provincial General Hospital. No closed contacts, suspected cases and confirmed cases of influenza A (H7N9) were detected during the surveillance.
Từ khóa:
Kiểm dịch viên y tế; kiểm dịch y tế; năng lực cán bộ
Keywords:
Health quarantine staff; health quarantine; resources human
File nội dung:
o191537.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log