Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 66
Tập 31, số 1 2021

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2019

STUNTING AND SOME RELATING FACTORS IN PUPILS AT A HIGH SCHOOL IN HAI PHONG IN 2019
Tác giả: Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Quang Hùng
Tóm tắt:
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng bệnh lý mang tính cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 1.381 học sinh học trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận Hải An, thành phố Hải Phòng năm 2019 nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học thông qua việc đo chiều cao và cân nặng của học sinh. Các thông tin khác được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở học sinh là 6,4%, trong đó suy dinh dưỡng nặng là 0,6%, suy dinh dưỡng vừa là 5,8%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh nam cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ (6,6% và 6,1%). Nhà trường nên tăng cường công tác truyền thông đến học sinh, đặc biệt lưu ý đến các học sinh đang có chỉ số dinh dưỡng thấp để họ biết thường xuyên tự theo dõi cân nặng của bản thân, từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời.
Summary:
Malnutrition in children is a community disease in many developing countries, including Vietnam. The cross-sectional descriptive study was conducted on 1,381 pupils at Le Quy Don High School, Hai An District, Hai Phong City in 2019 in order to describe stunting status and some factors related to in the pupils. Evaluate nutritional status used anthropometric methods by measuring the height and weight of pupils. Other information was collected using predesigned questionnaires. The results showed that the proportion of stunting in students was 6.4%, of which 0.6% was severe malnutrition and 5.8% was moderate malnutrition. The rate of stunting in boys is higher than that of girls (6.6% and 6.1%) but not statistically difference. The school should strengthen communication to pupils, pay special attention to stunting pupils so that they know how to regularly monitor their own weight, from which there is a direction for timely adjustment.
Từ khóa:
Suy dinh dưỡng thể thấp còi; học sinh; trung học phổ thông; Hải Phòng
Keywords:
Stunting; pupils; high school; Hai Phong
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/31
File nội dung:
o210166.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log