Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 296
Tập 31, số 1 2021

TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC KIÊM SOÁT NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG NĂM 2019

SITUATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCE AND HOSPITAL INFECTION CONTROL ORGANIZATION STRUCTURE IN HAI PHONG INTERNATIONAL HOSPITAL IN 2019
Tác giả: Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Quang Hùng, Phạm Minh Khuê
Tóm tắt:
Nghiên cứu hồi cứu 2021 mẫu bệnh phẩm vi khuẩn dương tính với mục tiêu mô tả thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng và mô hình tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện trong năm 2019. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh viện. Kết quả cho thấy tác nhân gây nhiễm khuẩn chủ yếu là các vi khuẩn Gram (-) (66%), trong đó E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (22%). Vi khuẩn Gram (+) gây bệnh chủ yếu là S.aureus (13%) và S. pneumonia (8,0%). S. aureus là vi khuẩn chính được tìm thấy ở bệnh phẩm mủ (7,8%). E.coli đã kháng với Ceftriaxone 52%, cefuroxime 55%, TMP/SMX (65%) và Ciprofloxacin (54%). Klebsiella pneumonia còn nhạy cảm cao, chỉ kháng cao nhất với TMP/SMX (28%), tuy nhiên đã có dấu hiệu kháng với nhóm carbapenem imipenem (9,0%) và meropenem (11%). Streptococcus pneumoniae còn khá nhạy cảm với levofloxacin và moxifloxacin với tỷ lệ kháng lần lượt là 2% và 1% nhưng đã kháng với kháng sinh nhóm macrolid với tỷ lệ 93%. S. aureus có tỷ lệ MRSA kháng cao như penicilline (100%), ciprofloxacin (94%), clindamycin (93%), azithromycin (94%), clarithromycin (89,2%), nhưng còn nhạy cảm 100% với linezolid. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo đúng mô hình và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế.
Summary:
The study retrospectively studied 2021 positive bacterial specimens aims to describe the situation of antibiotic resistance at Hai Phong International Hospital and infection control organization structure at the hospital in 2019. This research used the retrospective method, which described cross-sectional data of the Hospital’s medical records. The results showed that the main infectious agents were Gram (-) (66%) bacteria, of which E.coli accounted for the highest percentage (21.5%). Gram (+) bacteria causing diseases mainly were S.aureus (12.8%) and S. pneumonia (8.0%). S. aureus was the main bacteria found in purulent specimens (7.8%). E.coli was resistant to ceftriaxone 55.1%, cefuroxime 56.1%, TMP / SMX (67.6%) and ciprofloxacin (56.4%). Klebsiella pneumonia was still highly sensitive, only resistant to TMP / SMX (28.3%), but showed signs of resistance to carbapenem imipenem (9.0%) and meropenem (10.8%). Pseudomonas aeruginosa was most resistant to ciprofloxacin and levofloxacin with the rates of 20.2% and 22%, respectively. S. aureus had a high rate of resistant MRSA such as penicilline (100%), ciprofloxacin (94%), clindamycin (93%), azithromycin (94%), clarithromycin (89.2%), but was also 100% susceptible to linezolid. The Department of Infection Control at Hai Phong International Hospital has fully implemented its tasks in accordance with the model and process of infection control of the Ministry of Health.
Từ khóa:
Kháng kháng sinh; mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn bệnh viện
Keywords:
Antibiotic resistant; infection control model; hospital infections
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/64
File nội dung:
o2101296.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log