Thứ năm, 25/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 111
Tập 31, số 3 2021

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TẠI TỈNH KON TUM, NĂM 2018

SOME FACTORS RELATED TO STUNTING AMONG JUNIOR SCHOOL PUPILSIN ETHNIC MINORITY SEMI-BOARDING SCHOOLS, KON TUM PROVINCE, 2018
Tác giả: Nguyễn Song Tú, Nguyễn Hồng Trường, Hoàng Văn Phương
Tóm tắt:
Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tầm vóc của trẻ tuổi dậy thì dinh dương luôn được đánh giá quan trọng hàng đầu. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 2.232 học sinh (có 75,7% dân tộc Xơ Đăng) tại 19 trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Kon Tum năm 2018 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dương thấp còi ở học sinh trung học cơ sở. Kết quả tìm thấy một số yếu tố liên quan với suy dinh dương thấp còi bao gồm: Kinh tế hộ nghèo và cận nghèo, mẹ làm ruộng, tình trạng sử dụng hố xí làm tăng nguy cơ suy dinh dương thấp còi ở học sinh tương ứng gấp 1,5 lần (p < 0,001), 1,9 lần (p < 0,01) và 1,4 lần (p < 0,001). Nam giới, học sinh nội trú, chưa dậy thì, uống viên sắt tăng nguy cơ suy dinh dương thấp còi tương ứng 1,5 lần (p < 0,001); 1,2 lần (p < 0,05) và 1,5 lần (p < 0,001), 1,5 lần (p < 0,05). Đồng thời, tất cả các yếu tố được liệt kê trên có liên quan tới tình trạng Zscore chiều cao/tuổi (p < 0,05). Vì vậy, cần nâng cao tình trạng kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện sống, chế độ dinh dương cho học sinh dân tộc, vùng khó khăn Tây Nguyên để góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dương thấp còi.
Summary:
Nutrition is an important issue among the environmental factors that affect the growth and stature of adolescent children. This was a cross-sectional study with 2,232 pupils (75.7% of the Xo Dang ethnic group) in 19 ethnic minority semi-boarding schools in Kon Tum province in 2018 to determine some factors related to stunting in junior school pupils. The results showed several factors associated to stunting situation including poor and near-poor household economic status, farming mothers and the using latrine status to increase risk of stunting in the pupils 1.5 times (p < 0.001); 1.9 times (p < 0.01) and 1,4 times (p < 0.001) respectively; Gender of male, full boarding at school, not yet puberty, using iron table which contribute to increased risk 1.5 times (p < 0.001); 1.2 times (p < 0.05); 1.5 times (p < 0.001) and 1,5 times (p < 0.05) respectively; At the same time, all factors listed above were related to height to age z score (p < 0.05). Therefore, improvements of the socio-economic status, living conditions and nutritional dietary intake for ethnic pupils and children in disadvantaged areas of the Central Highlands are needed to improve stunting situations.
Từ khóa:
Yếu tố liên quan; suy dinh dương; thấp còi; học sinh cấp 2; dân tộc; Kon Tum
Keywords:
Related factors; malnutrition; stunting; junior school pupils ; ethnic; Kon Tum
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/320
File nội dung:
o2103111.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log