Thứ ba, 19/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên tại 03 xã Nà Nghịu, Chiềng Khoong và Chiềng Khương huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La năm 2022
Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu kẽm ở học sinh suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại một số trường tiểu học huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Trang: 58
Tập 31, số 6 2021

TRIỆU CHỨNG HÔ HẤP VÀ TÌNH TRẠNG PHƠI NHIỄM CÁ NHÂN VỚI PM 2.5 TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỐT SINH KHỐI TẠI HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN NĂM 2017 - 2018

RESPIRATORY SYMPTOMS AND EXPOSURE TO PM 2.5 IN ADULTS EXPOSED TO HOUSEHOLD AIR POLLUTION FROM TRADITIONAL COOKSTOVES IN CAN GIUOC DISTRICT, LONG AN PROVINCE IN 2017 - 2018
Tác giả: Nguyễn Nhật Quỳnh, Trần Lệ Linh, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng, Nguyễn Như Vinh, Phạm Lê An
Tóm tắt:
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả các triệu chứng hô hấp và tình trạng phơi nhiễm cá nhân với PM2.5 trên người trưởng thành có phơi nhiễm chất đốt sinh khối từ các bếp truyền thống tại huyện Cần Giuộc, Long An từ 08/2017 đến 08/2018. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 137 người trưởng thành thuộc 80 hộ gia đình sử dụng bếp truyền thống với chất đốt sinh khối, trong đó chọn ngẫu nhiên 32 người trực tiếp nấu bếp để đo mức độ phơi nhiễm cá nhân. Kết quả cho thấy, trong 137 người khảo sát, tỉ lệ triệu chứng ho, ho khạc đàm, khó thở và khò khè lần lượt 59,9%, 39,4%, 38,7% và 33,6%. Triệu chứng đau mắt, chảy mũi, nghẹt mũi và ho là các than phiền khi nấu ăn với tỉ lệ lần lượt là 56,2%, 47,5%, 44,5% và 41,6%. Nồng độ PM 2.5 khi đo trên 32 cá nhân trực tiếp nấu bếp là 39,725µg/m 3, nồng độ CO trung bình là 1,11ppm. Tỷ lệ phơi nhiễm nồng độ PM2.5vượt tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO là 78,1% và chưa ghi nhận tình trạng phơi nhiễm CO vượt tiêu chuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi. Do đó, cần quan tâm và tuyên truyền tác hại của khói bếp lên sức khỏe hô hấp và có các biện pháp nhằm làm giảm phơi nhiễm cũng như ô nhiễm không khí trong nhà từ chất đốt sinh khối.
Summary:
This study aims to describe respiratory symptoms and exposure to PM2.5 among adults exposed to household air pollution from traditional cookstoves using biomass fuel in Can Giuoc district, Long An province from August 2017 to August 2018. This descriptive cross-sectional study was conducted among 137 adults in 80 households using traditional cookstoves with biomass fuel. We randomly chose 32 people who used traditional cookstoves to measure individual air pollution exposure. The results show that the percentage with respiratory symptoms of cough, productive cough, shortness of breath and wheezing in the group of 137 adults is 59.9%, 39.4%, 38.7%, and 33.6%, respectively. Eye pain, runny nose, stuffy nose and coughing are the most common symptoms occurring during cooking with 56.2%, 47.5%, 44.5% and 41.6% recorded respectively. The mean PM 2.5 concentration recorded by monitoring personal exposure among 32 people who directly cooked was 39.725µg/m3 while the mean CO concentration is 1.11 ppm. The PM2.5 concentration of 78.1% of the subjects under study exceeded the standards set by the WHO. Therefore, it is necessary to raise awareness about the harmful effects of biomass exposure from traditional cookstoves on respiratory health and plan for strategies to reduce biomass exposure.
Từ khóa:
Bếp truyền thống; chất đốt sinh khối; triệu chứng hô hấp
Keywords:
Biomass fuels; traditional cookstoves; respiratory symptoms
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/374
File nội dung:
o210658.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log