Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 122
Tập 31, số 7 2021

NĂNG LỰC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG CỦA KHOA DINH DƯỠNG – TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TẠI 63 TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2020

IMPLEMENTATION CAPACITY FOR THE NUTRITION ACTIVITIES AT DEPARTMENT OF NUTRITION OF CENTERS FOR DISEASE CONTROL IN 63 PROVINCES/CITIES, 2020
Tác giả: Trương Tuyết Mai, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Bắc, Hoàng Thị Hào, Vũ Đức Hưởng
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá năng lực triển khai các hoạt động dinh dưỡng (HĐDD) của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc năm 2020 thông qua bộ câu hỏi tự điền được xây dựng theo tiêu chí bảng kiểm tra kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của CDC tỉnh thành phố năm 2020. Năng lực thực hiện các HĐDD theo chức năng, nhiệm vụ của CDC tuyến tỉnh là khác nhau giữa các tỉnh và giữa các khu vực. Đa số năng lực triển khai HĐDD của các tỉnh được đánh giá ở mức trung bình (50 - 74 điểm) chiếm 69,8% và mức khá (75 - 89 điểm) chiếm 27%. Khu vực ĐBSH và TDMN phía Bắc (70,6 điểm) có điểm cao nhất về năng lực triển khai HĐDD, thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với mức điểm 62,2. Hầu hết các tỉnh triển khai đủ các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trẻ em, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (93,6%), nhưng chỉ có 52,4%; 61,9% và 38,1% các tỉnh triển khai HĐDD học đường, dinh dưỡng bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng khẩn cấp. Có 65,1% và 46,0% tổng số các tỉnh có thực hiện công tác phối hợp liên ngành và công tác xã hội hóa về HĐDD. Cần tiếp tục đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng cán bộ triển khai HĐDD trên toàn quốc.
Summary:
A cross - sectional descriptive study to assess the implementation capacity for the Nutrition Activities at Department of Nutrition - of Centers for Disease Control in 63 provinces/ cities, 2020 through a self - completed questionnaire that was developed according to the criteria of the performance checklist for the provincal center for disease control in 2020. The capacity to implement nutrition activities according to the functions and tasks of the provincial CDC varies from province to province and from region to region. Most of the capacity to implement nutrition activities in CDC was assessed at the average level (50 - 74 points) accounting for 69.8% and the good level (75 - 89 points) accounting for 27%. The Red River Delta and Northern Mountainous Regions (70.6 points) had the highest score in terms of nutritional implementation capacity, the lowest was in the Central Highlands with a score of 62.2. Most of the CDC have implemented enough activities to improve the nutritional status of mothers and children, prevent micronutrient defciency (93.6%), but only 52.4%; 61.9% and 38.1% of the CDC implemented activities on school nutrition, nutrition for non-communicable diseases, and emergency nutrition. There are 65.1% and 46.0% of the total CDC that carry out multisectoral coordination and socialization work on nutrition activities. It is necessary to continue training to improve the quality of staffs implementing nutrition activities nationwide.
Từ khóa:
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh (CDC); năng lực; hoạt động dinh dưỡng
Keywords:
Center for Disease Control; capacity; nutritional activities
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/407
File nội dung:
o2107122.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log