Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 72
Tập 31, số 7 2021

SỰ GẮN KẾT VỚI TRƯỜNG HỌC VÀ TÌNH TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH LỚP 10 TẠI 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

SCHOOL CONNECTEDNESS AND MENTAL HEALTH AMONG STUDENTS GRADE 10th: RESULTS FROM A SURVEY OF 8 HIGH SCHOOLS IN HANOI IN 2020
Tác giả: Hoàng Kim Thành, Đinh Thu Hà, Nguyễn Thị Nga, Lã Linh Nga, Trần Đức Thạch, Jane Fisher, Ian Shochet, Astrid Wurfl, Jayne Orr, Ruby Stocker, Nguyễn Thanh Hương
Tóm tắt:
Các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) ở vị thành niên có xu hướng gia tăng và có tác động lâu dài đến thể chất cũng như tinh thần khi trưởng thành. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 8 trường Trung học phổ thông ở Hà Nội nhằm mô tả thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 10, đồng thời tìm hiểu về sự gắn kết với trường học (GKTH) và tác động của nó đến các vấn đề SKTT ở học sinh. Chúng tôi đã sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh để thu thập thông tin từ 1.084 học sinh lớp 10. Phân tích hồi quy đa biến (Multinomial logicstic Regression) được sử dụng để kiểm soát yếu tố nhiễu. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định GKTH thực sự là một yếu tố bảo vệ học sinh trước các vấn đề SKTT bao gồm stress, lo âu và trầm cảm. Đồng thời, GKTH cũng giúp giảm mức độ trầm trọng của các vấn đề SKTT và giảm khả năng xảy ra đồng thời nhiều vấn đề SKTT cùng một lúc. Nghiên cứu cũng chỉ ra tính cấp thiết của việc triển khai các chương trình can thiệp phù hợp để nâng cao SKTT cho học sinh, trong đó nên đặc biệt lưu tâm cải thiện GKTH.
Summary:
There has been an increasing trend in mental health issues among adolescents, which would affect their physical and mental health as an adult. Understanding the situation of such health problems and their protective factors is crucial to help inform evidence-based mental health interventions. Our study focused on describing the situation of stress, anxiety and depression, as well as their association with school connectedness, which was documented as a protective factor of mental health issues elsewhere, however, has still been under-report in Vietnam. This is a cross-sectional survey conducted in 8 high schools in Hanoi using anonymous self-administered questionnaires with 1,084 students grade 10th. Multinomial logistic regression was employed to control with confounders. Findings revealed that mental health issues among students were alarming. Besides, we also confrmed that school connectedness was a protective factor to help reduce the severity and co-existence of multiple mental health issues. Results pointed out a need for implementing measures to improve the mental health of students with a strong focus on enhancing school connectedness.
Từ khóa:
Sự gắn kết với trường học; sức khỏe tâm thần; vị thành niên
Keywords:
School connectedness; mental health; adolescents
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/401
File nội dung:
o210772.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log