Thứ ba, 23/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 34
Tập 31, số 9 2021 Phụ bản

HOẠT ĐỘNG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỜNG TRÊN TOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THE SCREENING, DIAGNOSIS AND TREATMENT OF HYPERTENSION AND DIABETES AT ALL COMMUNE HEALTH STATIONS IN HO CHI MINH CITY
Tác giả: Phùng Đức Nhật, Nguyễn Xuân Thuỷ, Hoàng Thị Diễm Phương, Ngô Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Hữu Hưng, Võ Hồng Ngọc, Phan Thanh Tâm, Quách Kim Ưng, Phan Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Duyên Anh, Nguyễn Thị Thu Nam, Nguyễn Thanh Tuấn
Tóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả kết quả triển khai và nhân rộng, và bài học kinh nghiệm trong hoạt động sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) tại trạm y tế xã, phường (TYT) của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phối hợp rà soát số liệu sẵn có của dự án và tiến hành 36 phỏng vấn sâu với đại diện Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, cán bộ ngành y tế các tuyến, cộng tác viên và khách hàng của chương trình. Từ năm 2016 - 2020, chương trình được nhân rộng từ 5 TYT của 1 quận sang 294 TYT tại 23 quận huyện trên toàn thành phố, đã sàng lọc gần 100.000 người, và thu hút 11.170 người bệnh THA và ĐTĐ điều trị tại TYT. Yếu tố thúc đẩy hoạt động và nhân rộng là: 1) Can thiệp phù hợp với chỉ đạo và chính sách y tế quốc gia, 2) Mô hình được tích hợp tốt vào hệ thống y tế công, 3) Can thiệp phù hợp với năng lực kỹ thuật của TYT, 4) Nhân viên y tế và các nhà quản lý tự tin với các biện pháp can thiệp, và 5) Khách hàng hài lòng với dịch vụ nhận được. Nghiên cứu cũng chỉ ra khó khăn liên quan tới nhân lực, tài chính/ bảo hiểm, và hệ thống thông tin y tế. Nghiên cứu cho thấy mô hình chăm sóc THA và ĐTĐ tại TYT là khả thi và có thể nhân rộng một cách hiệu quả.
Summary:
The study was conducted to describe experience in implementing and scaling up screening, diagnosis, and treatment of hypertension (HTN) and diabetes mellitus (DM) at in all commune health stations (CHS) in Ho Chi Minh City (HCMC). This mixed-methods study included a desk review of project data and 36 in-depth interviews (IDI) using semistructured IDI guides with stakeholders from the Ministry of Health, World Health Organization, and the city’s health sector at all levels, and collaborators and clients. From 2016-2020, the model expanded from 5 CHSs of 1 district to 294 CHSs in 23 districts across HCMC. The model screened for almost 100,000 clients and attracted 11.170 new clients to receive treatment of HTN and DM at CHSs. Enabling factors include: 1) Interventions are in the line with national health policies and direction, 2) the model is integrated well into government health systems, 3) the interventions are suitable to CHS structure and technical capacity, 4) health staff and managers are confident with AH interventions, and 5) clients are satisfied with services they received. The study showed difficulties relating to human resources, financing/insurance, and information system in health. The model of HTN and DM screening, management, and treatment at CHSs is feasible and can be implemented at scale in HCMC.
Từ khóa:
Đái tháo đường; mô hình sàng lọc; nhân rộng; tăng huyết áp; trạm y tế
Keywords:
Commune health station; diabetes mellitus; hypertension; scaling up; screening model
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/434
File nội dung:
o210934.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log