Thứ năm, 18/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 126
Tập 32, số 5 2022

ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 – 2020

CHARACTERISTICS OF BACTERIAL PATHOGENS AND THE OUTCOME OF NEONATAL COMMUNITY-ACQUIRED PNEUMONIA AT HAI PHONG CHILDREN'S HOSPITAL IN 2019 – 2020
Tác giả: Đinh Dương Tùng Anh, Đinh Văn Thức, Bùi Lê Vĩ Chinh
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2020. Nghiên cứu mô tả hồi cứu 260 trường hợp trẻ sơ sinh VPCĐ có kết quả cấy dịch tỵ hầu mọc vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Trong các loại tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Gram dương chiếm đa số (67,3%). Các vi khuẩn thường gặp nhất là S. aureus (60,4%), H. influenzae (12,3%), M. catarrhalis (7,7%) và S. pneumoniae (6,5%). Đa số các chủng S. aureus còn nhạy cảm với một số loại kháng sinh như amikacin (99,4%), vancomycin (96,8%), ciprofloxacin (82,7%) nhưng đã kháng lại các kháng sinh như penicillin (96,1%) và amoxicillin/acid clavulanic (80,8%). Đa số các chủng H. influenzae còn nhạy cảm với meropenem (93,8%), vancomycin (93,8%) và các cephalosporin thế hệ 3 và kháng lại cotrimoxazol (80%), ampicilin/sulbactam (96,9%) và azithromycin (71%). Có 6,5% số ca bệnh nặng cần chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. VPCĐ ở trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực để giảm tỉ lệ điều trị thất bại và giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.
Summary:
The study aimed to describe the characteristics of pathogenic bacteria and the treatment results of community - acquired pneumonia in infants at Hai Phong Children’s Hospital from January 1, 2019, to December 31, 2020. This is a retrospective descriptive study of 260 cases of CAP in neonates with nasopharyngeal fluid culture at Hai Phong Children’s Hospital from January 2019 to December 2020. Among the detected pathogens, Gram-positive bacteria were dominant (67.3%). The most common bacteria were S. aureus (60.4%), H. influenzae (12.3%), M. catarrhalis (7.7%) and S. pneumoniae (6.5%). Most strains of S. aureus were still sensitive to some antibiotics such as amikacin (99.4%), vancomycin (96.8%) and ciprofloxacin (82.7%), but were resistant to antibiotics such as penicillin (96.1%) and amoxicillin/clavulanic acid (80.8%). Most strains of H. influenzae are still sensitive to meropenem (93.8%), vancomycin (93.8%) and the 3rd generation cephalosporins but were resistant to cotrimoxazole (80%), ampicillin/ sulbactam (96.9%) and azithromycin (71%). There were 6.5% of severe cases requiring referral to the Vietnam National Children’s Hospital. CAP in neonates still requires efforts to reduce the rate of treatment failure and the risk of drug resistance of pathogenic bacteria.
Từ khóa:
Viêm phổi cộng đồng; trẻ sơ sinh; vi khuẩn; kháng sinh
Keywords:
Community-acquired pneumonia; neonate; bacteria; antibiotics
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/757
File nội dung:
o2205126.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log