Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 116
Tập 32, số 6 2022

CĂNG THẲNG Ở NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN LÀM NHIỆM VỤ Ở CÁC CƠ SỞ CÁCH LY CÁC CA NHIỄM COVID-19 TẠI HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2022

STRESS IN HEALTHCARE WORKERS OF THE AIR DEFENSE - AIR FORCE AT ISOLATION FACILITIES FOR COVID-19 CASES IN HANOI AND RELATED FACTORS, 2022
Tác giả: Thân Văn Hòe, Nguyễn Sỹ Trung, Nguyễn Chí Đức Anh, Đặng Đức Nhu
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng căng thẳng ở nhân viên y tế thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân làm nhiệm vụ ở các cơ sở cách ly các ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan, năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện tại các cơ sở cách ly ca nhiễm COVID-19 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân tại Hà Nội, từ tháng 10/2021 đến tháng 05/2022. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được áp dụng với 300 đối tượng tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ căng thẳng của các đối tượng nghiên cứu là 43,7%. Các yếu tố liên quan tới tình trạng căng thẳng là nhóm tuổi > 30 tuổi (OR = 2,26, 95%CI = 1,42 – 3,62), nữ giới (OR = 2,46, 95%CI =1,54 - 3,93), là bác sĩ (OR = 2,89, 95%CI = 1,05 – 7,94), có thời gian làm việc trên 1 tháng (OR = 7,37, 95% CI = 4,38 – 12,41), ít bộc lộ cảm xúc (OR = 5,26, 95%CI = 3,13 – 9,09), không linh hoạt trong điều chỉnh cảm xúc (OR = 6,67, 95%CI = 3,85 – 12,5). Vì vậy, cần có những kế hoạch phân ca làm việc hợp lý, kèm theo các can thiệp cải thiện và giải tỏa khả năng điều chỉnh cảm xúc của các nhân viên y tế.
Summary:
The study was conducted to describe the current state of stress in healthcare workers of the Air Defense - Air Force at isolation facilities for COVID-19 cases in Hanoi and related factors, 2022. The study was conducted from October 2021 to May 2022. The cross-sectional study design was applied with 300 participants. The study results showed that the proportion of stress was 43.7%. The factors related to stress were age group > 30 years old (OR = 2.26, 95%CI = 1.42 – 3.62), female (OR = 2.46, 95%CI = 1.54 - 3.93), doctor (OR = 2.89, 95% CI = 1.05 – 7.94), worked for more than 1 month in isolation facilities (OR = 7.37, 95% CI = 4.38 – 12.41), expressing little emotion (OR = 5.26, 95%CI = 3.13 – 9.09), inflexible in emotional expression (OR = 6.67, 95%CI = 3.85 – 12.5). Thus, it is necessary to propose a properly shift work scheduling, accompany with the actions that improve and relive flexible emotional regulation of the healthcare workers.
Từ khóa:
Căng thẳng; nhân viên y tế; COVID-19; cách ly
Keywords:
Stress; healthcare worker; COVID-19; isolation facilities
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/804
File nội dung:
o2206116.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log