Thứ năm, 28/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 105
Tập 32, số 6 2022

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN NĂM 2022

KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON PRENATAL SCREENING OF PREGNANT WOMEN AND RELATED FACTORS IN THU THUA DISTRICT, LONG AN PROVINCE IN 2022
Tác giả: Trần Thị Mộng Tuyền, Lê Minh Thi
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 225 thai phụ có tuổi thai trên 24 tuần tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An từ tháng 01/2022 đến 02/2022. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy thai phụ có kiến thức, thái độ, thực hành chung đúng về sàng lọc trước sinh lần lượt là: 53,3%; 56,9% và 59,1%. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ có kiến thức đúng về sàng lọc trước sinh chưa cao, giữa kiến thức, thái độ và thực hành có mối quan hệ chặt chẽ. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của thai phụ. Thai phụ có trình độ học vấn càng cao thì kiến thức về sàng lọc trước sinh càng tăng với p < 0,01. Thai phụ sống ở thành thị có tỉ lệ kiến thức chung gấp đôi thai phụ ở nông thôn p < 0,01. Cần phải tăng cường tổ chức tập huấn các kiến thức về sức khỏe sinh sản nói chung và sàng lọc trước sinh nói riêng, những yếu tố nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, dự phòng dị tật bẩm sinh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở và mạng lưới cộng tác viên dân số tại địa phương.
Summary:
A descriptive cross-sectional study was performed on 225 pregnant women with gestational age over 24 weeks in Thu Thua district, Long An province from January 2022 to February 2022. The objective of the study was to describe the knowledge, attitudes, and practices and identify some factors related to prenatal screening of pregnant women. Results: Pregnant women have correct general knowledge, attitudes and practices about prenatal screening: 53.3%; 56.9% and 59.1%. Research shows that the percentage of pregnant women with correct knowledge about prenatal screening is not high, there is a close relationship between knowledge, attitude and practice. Age group, education level, place of residence, occupation are factors affecting the knowledge, attitude and practice of prenatal screening of pregnant women. The higher the education level of pregnant women, the higher the correct opinion about prenatal screening with p < 0,01. Pregnant women living in urban areas have twice the rate of general knowledge as women living in rural areas, p < 0,01. The research results show that it is necessary to strengthen the training of knowledge on prenatal screeng, risk factors for birth defects, and prevention of birth defects for primacy and network health workers local population collaborators network.
Từ khóa:
Sàng lọc trước sinh; phụ nữ mang thai; Thủ Thừa – Long An
Keywords:
Prenatal screening; prenant women; Thu Thua - Long An
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/803
File nội dung:
o2206105.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log