Thứ năm, 18/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 143
Tập 32, số 6 2022

KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

OCCUPATIONAL BURNOUT OF HEALTHCARE WORKERS OF GO VAP DISTRICT MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY IN 2022
Tác giả: Trương Minh Bình, Nguyễn Trung Hòa, Vũ Thị Thanh Mai, Hà Thị Lệ Hằng
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo Maslach (MBI) nhằm mô tả kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên y tế trong bối cảnh dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan được tiến hành với 215 nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, Tp.HCM. Kết quả có 20% nhân viên y tế bị kiệt sức nghề nghiệp, nhóm bác sĩ bị kiệt sức nghề nghiệp cao nhất (25%), thấp nhất là nhóm Điều dưỡng/Y sĩ/Hộ sinh (17,9%). Tỷ lệ nhân viên y tế bị kiệt sức nghề nghiệp cao ở ba khía cạnh là 27,4% bị cạn kiệt cảm xúc (EE) cao, 14,4% hoài nghi bản thân (DP) cao, 32,6% cho rằng hiệu quả công việc (PA) bị suy giảm ở mức cao. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiệt sức nghề nghiệp với yếu tố làm việc tại Trung tâm Y tế (OR = 2,4; p = 0,021), trực đêm ≥ 2 lần/tuần (OR = 2,5; p = 0,012), phải tham gia hoàn thiện hồ sơ bệnh án (OR = 2,7; p = 0,005) và không hài lòng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp (OR = 4,3; p = 0,001); môi trường làm việc không an toàn (OR = 4,2; p = 0,001) bị kiệt sức nghề nghiệp nhiều hơn. Cần sắp xếp thời gian làm việc, hạn chế nhân viên y tế trực đêm 2 lần/tuần; cải thiện môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp.
Summary:
A cross - sectional study using the Maslach scale (MBI) to describe occupational burnout in healthcare workers in the context of the COVID-19 epidemic and some related factors was conducted with 215 health workers from the Center for Health, HCMC. As a results, 20% of healthcare workers suffered from occupational burnout, the highest group of doctors with occupational burnout (25%), the lowest group of nursing/medical/midwifery (17.9%). The percentage of healthcare workers suffering from occupational burnout is high in three dimensions: 27.4% have high emotional exhaustion (EE), 14.4% have high depersonalization (DP), 32.6% think that accomplishment (PA) has been reduced to a high degree. There is a statistically significant relationship between occupational burnout and working at district health centers (OR = 2.4; p = 0.021), night duty ≥ 2 times/week (OR = 2.5; p = 0.012), must participate in completing medical records (OR = 2.7; p = 0.005) and unsatisfied with the support of colleagues (OR = 4.3; p = 0.001); with unsafe working environments (OR = 4.2; p = 0.001) are more likely to have occupational burnout. It is necessary to rearrange working time, limit the healthcare workers to twice a week on duty, improve the working environment, and improve colleague relations.
Từ khóa:
Kiệt sức nghề nghiệp; nhân viên y tế; thang đo Malslach (MBI); Thành phố Hồ Chí Minh
Keywords:
Occupational burnout; healthcare workers; the Maslach scale (MBI); Ho Chi Minh City
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/807
File nội dung:
o2206143.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log