Thứ sáu, 19/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 37
Tập 32, số 6 2022

MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ THÓI QUEN, SỞ THÍCH ĂN UỐNG VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM 11 - 14 TUỔI TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ THỨ, QUẬN CÁI RĂNG, CẦN THƠ NĂM 2021

THE RELATIONSHIP BETWEEN HABITS, FOOD PREFERENCE AND MALNUTRITION AMONG 11 - 14 YEARS- OLD ADOLESCENTS AT PHU THU SECONDARY SCHOOL, CAI RANG DISTRICT, CAN THO, 2021
Tác giả: Nguyễn Thanh Hà, Lê Tiến
Tóm tắt:
Trẻ 11 - 14 tuổi là giai đoạn có thay đổi quan trọng về thể chất và tinh thần nên các vấn đề về dinh dưỡng rất cần được quan tâm. Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) và mối liên quan với một số thói quen và sở thích ăn uống của trẻ 11 - 14 tuổi tại trường trung học cơ sở Phú Thứ năm 2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả, cân đo nhân trắc và phát vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền trên 418 học sinh. Kết quả cho thấy tỷ lệ SDD là 11,3%, trong đó tỷ lệ SDD giữa trẻ trai (11%) và trẻ gái (11,5%) tương đương nhau (p > 0,05). Trẻ càng lớn có nguy cơ bị SDD càng cao (tỷ lệ SDD theo độ tuổi 11 đến 14 tuổi lần lượt là 4%; 8,6; 17,8; 14,3%) (p < 0,05). Chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen và sở thích ăn uống với SDD. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen tẩy giun định kỳ và sự hài lòng về vóc dáng bản thân với tình trạng SDD của trẻ (p < 0,05). Cần trang bị kiến thức cho học sinh về tẩy giun định kỳ, nhận thức về vóc dáng một cách phù hợp, điều chỉnh sở thích ăn uống để có thể cải thiện SDD cho trẻ.
Summary:
Early adolescence age (11 - 14 years old) is the period when children develop rapidly in terms of physical and psychological development so nutritional issues at this stage have been paid attention. The objective of this study is to describe the malnourished status and analyses the relationship between eating habit factors and malnutrition of 11 – 14 years old students at Phu Thu Secondary School, Phu Thu ward, Cai Rang district, Can Tho City in 2021. A cross - sectional study, anthropometric and self questionnaire interview about eating habits on 418 students at Phu Thu secondary school. The results showed that, the malnutrition rate was 11.3%, in which the malnutrition rate of male and female children is similar (11% and 11.5%, respectively (p > 0.05). The older the child, the higher the prevalence of malnutrition (the rate of the malnutrition ages 11 to 14 is 4%; 8.6; 17.8; 14.3%, respectively) (p < 0.05). There is no statistically significant association between eating habits and malnutrition. There is a statistically significant relationship between regular deworming habits and satisfaction in body shape with child malnutrition (p < 0.05). The recommendation is that students increase their regular deworming practice and raise awareness on nutrition so that they can improve their nutritional status.
Từ khóa:
Tình trạng dinh dưỡng; suy dinh dưỡng; học sinh trung học cơ sở; thói quen; sở thích ăn uống
Keywords:
Nutritional status; malnutrition; adolescence; habit; food preference
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/795
File nội dung:
o220637.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log