Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 30
Tập 32, số 7 2022

PHÁT HIỆN MỘT SỐ VI RÚT GÂY BỆNH Ở NGƯỜI TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI, NĂM 2020 – 2021

DETECTION OF HUMAN PATHOGENIC VIRUSES IN THE WASTEWATER ENVIRONMENT IN HANOI, 2020 – 2021
Tác giả: Trần Thị Nguyễn Hòa, Đào Thị Hải Anh, Nguyễn Thế Anh, Vũ Mạnh Hùng, Đặng Thị Mai Phương, Vũ Hải Hà, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thúy Hường, Nguyễn Đăng Hiền, Vũ Huy Chinh, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Trung Tiến, Hà Thị Thu Huyền, Trần Như Dương
Tóm tắt:
Giám sát tác nhân vi rút gây bệnh ở người trong nước thải là mô hình giám sát sức khỏe cộng đồng chủ động được nhiều quốc gia áp dụng. Tại Việt Nam, chưa có công bố nào về giám sát các vi rút gây bệnh trong nước thải. Dựa vào chương trình giám sát vi rút polio trong nước thải được triển khai tại Hà Nội từ tháng 11/2020, nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định sự có mặt của một số vi rút gây bệnh khác. 53 mẫu nước thải chưa qua xử lý được thu thập từ hai trạm xử lý và bốn cống gom nước thải sinh hoạt ở các sông tại Hà Nội, giai đoạn 11/2020 – 12/2021. Mẫu nước được cô đặc theo phương pháp 2-pha Dextran-PEG và sau đó xét nghiệm phát hiện vi rút đường ruột (VRĐR), rota, noro và adeno. VRĐR phân lập được trên 6 (11,32%) mẫu, bao gồm echo 3, 6 và 11, mỗi type 2 mẫu. Vi rút rota, noro GI, noro GII và adeno lần lượt phát hiện trên 24 (45,28%), 16 (30,18%), 27 (50,94%) và 33 (62,26%) mẫu. Kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi trong việc kết hợp song song giám sát vi rút polio với giám sát các vi rút gây bệnh khác trong môi trường nước thải, đặc biệt đối với vi rút noro và adeno mà hệ thống giám sát dựa trên bệnh nhân chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Summary:
Environment surveillance (ES) for human pathogenic viruses is proactive published health surveillance adopted by many countries. In Vietnam, such ES has not been conducted and there have been no reports on pathogenic viruses in community wastewater. Based on the ES for poliovirus which was implemented in Hanoi on 11/2020. This study aims to investigate the occurrence of human viruses in community wastewater. Fifty-three untreated wastewater samples were monthly collected from the inlet of two sewage treatment plants and four major collector sewers of rivers in Hanoi from 11/2020 to 12/2021. The samples were concentrated by using the two-phase DextranPEG method and then were tested for the presence of enteroviruses, rotavirus, norovirus, and adenovirus. Enteroviruses were isolated from 6/53 wastewater samples (11.32%) that were further determined as echovirus 3, 6 and 11, each serotype comprised two samples. Rotavirus, norovirus genogroup I (GI), norovirus GII, and adenovirus were detected in 24 (45.28%), 16 (30.18%), 27 (50.94%) và 33 (62.26%) samples, respectively. The results show the feasibility of combining the proactive ES for poliovirus and other enteric viruses, especially for common pathogenic viruses, including norovirus and adenovirus, of which the patient-based surveillance system has not been implemented in Vietnam.
Từ khóa:
Giám sát môi trường; vi rút đường ruột; vi rút thuộc đường ruột; rota; noro; adeno
Keywords:
Environment surveillance; enterovirus; enteric viruses; rotavirus; norovirus; adenovirus
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/839
File nội dung:
o220730.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log