Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 203
Tập 32, số 8 2022 Phụ bản

CHIỀU HƯỚNG NHIỄM HIV VÀ NHU CẦU CẢI THIỆN CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP DỰ PHÒNG TRÊN NHÓM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

TRENDS OF HIV PREVALENCE AND THE DEMAND TO IMPROVE HIV PREVENTION INTERVENTION PROGRAMS AMONG MALE INJECTING DRUG USERS IN DANANG, PERIOD 2017 - 2021
Tác giả: Bùi Ngọc Chương, Lê Quang Minh, Cao Mai Phương, Khưu Văn Nghĩa, Bùi Hoàng Đức, Trần Thanh Tùng, Đặng Thị Lơ
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HIV và mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và khả năng tiếp cận với các chương trình dự phòng lây nhiễm HIV bằng bộ câu hỏi, lấy mẫu xét nghiệm HIV. Nghiên cứu cắt ngang với 450 nam nghiện chích ma túy từ 16 tuổi đang sống tại Đà Nẵng năm 2017, 2019 và 2021. Tỷ lệ nhiễm HIV là 2,7% (2017), 2,0% (2019) và 3,3% (2021) có sự tăng giảm giữa các năm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p-trend = 0,858 > 0,05). Hành vi nguy cơ: Số lần tiêm chích trung bình cao từ 1,5 - 2,5 lần/ngày; tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong 1 tháng tăng từ 0,7% (2017) lên 5,3% (2021); luôn sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm thấp giảm từ 17,7% (2017), xuống 5,6% (2021). Trong 12 tháng qua, tỷ lệ được tiếp cận với các chương trình can thiệp giảm hại (nhận BKT miễn phí, nhận BCS miễn phí, được tư vấn sử dụng BCS và tình dục an toàn) giảm rất mạnh do thành phố tập trung chương trình can thiệp cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền HIV cao, tiếp cận dịch vụ thấp và giảm rõ rệt. Vì vậy, cần đẩy mạnh các chương trình can thiệp giảm hại trong nhóm này.
Summary:
To determine HIV prevalence, syphilis and describe related factor HIV risk behaviors and access to HIV prevention programs by questionnaires, HIV testing. A cross - sectional study with 450 male injecting drug users aged 16 years old living in Da Nang in 2017, 2019 and 2021. HIV prevalence was 2.7% (2017), 2.0% (2019) and 3.3 % (2021); the results increase or decrease between years but are not statistically significant (p-trend = 0.858 > 0.05). Risk behavior: the average number of injections is high, from 1.5 - 2.5 times/day; the rate of needle sharing in 1 month increased from 0.7% (2017) to 5.3% (2021); always using condoms when having sex with female sex workers was low decreased from 17.7% (2017) to 5.6% (2021). In the past 12 months, the rate of access to harm reduction intervention programs (get free needles and syringes, get free condoms, get counseling on condoms and safe sex) has decreased dramatically. Although the infection rate is low, there is still a high risk of HIV transmission, low access to services and a marked reduction. Therefore, it is necessary to step up harm reduction intervention programs among male injecting drug users.
Từ khóa:
HIV; nam nghiện chích ma túy; hành vi nguy cơ; Đà Nẵng
Keywords:
HIV; male injecting drug users; risk behaviour; Da Nang
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/901
File nội dung:
o2208203.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log