Thứ bảy, 20/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 283
Tập 32, số 8 2022 Phụ bản

ỨC CHẾ TẢI LƯỢNG VI RÚT TRÊN NGƯỜI NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG SUBOXONE Ở HÀ NỘI

VIRAL SUPPRESSION AMONG PEOPLE LIVING WITH HIV RECEIVING ARV AND SUBOXONE TREATMENT IN HANOI
Tác giả: Đinh Thị Thanh Thúy, Vũ Minh Anh, Todd Korthuis, Phạm Quang Lộc, Trần Hữu Bình, Lê Minh Giang
Tóm tắt:
Bài viết mô tả tỷ lệ ức chế tải lượng vi rút HIV và một số yếu tố liên quan trên nhóm bệnh nhân điều trị ARV và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Suboxone (buprenorphine/nlaoxone). Nghiên cứu sử dụng thiết kế theo dõi dọc trên 136 người tham gia tại 4 cơ sở điều trị HIV ngoại trú ở Hà Nội từ năm 2016 - 2019. Xét nghiệm tải lượng vi rút thực hiện tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Phân tích hỗn hợp (mixed-effect model) để xác định các yếu tố liên quan đến ức chế tải lượng vi rút HIV. Kết quả 96,3% là nam giới, tuổi trung bình 38 ± 5,8 tuổi, 43% có việc làm, 53,7% sử dụng ma túy trên 10 năm và CD4 trung bình là 411 ± 216 TB/mm3. Tỷ lệ ức chế tải lượng vi rút tại thời điểm 6 tháng và 12 tháng là 81,8%. Người bệnh có mức CD4 ≥ 500 TB/mm3 có khả năng đạt ức chế tải lượng vi rút HIV < 200 bản sao/mL cao hơn so với người bệnh có mức CD4 < 500 TB/mm3 (OR = 0,24; 95% KTC: 0,09 – 0,64). Kết luận có sự cải thiện tỷ lệ ức chế tải lượng vi rút (< 200 bản sao/mL) tại thời điểm theo dõi 12 tháng. Cần tăng cường thêm các can thiệp tâm lý hành vi hỗ trợ tăng cường tuân thủ điều trị nhằm đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Summary:
This article aimed to describe the HIV suppression rate and associated factors among patients receiving ARV and Suboxone (buprenorphine/naloxone) treatment in Ha Noi. A longitudinal study design was applied on 136 participants at 4 HIV outpatient clinics in Hanoi between 2016 and 2019. HIV viral load testing was performed at the Laboratory of National Hospital of Tropical Diseases. Mixed-effect model was used to identify factors related to HIV viral load suppression. The results shown that 96.3% of participants were male with mean age 38.8 ± 5.8 years, 43% were employed, 53.7% used heroin over 10 years and mean CD4 count was 411 ± 216 TB/mm3. The viral load suppression rates at 6 and 12 months of followup were 81.8%. Findings from the mixedeffect model analysis shown that patients with CD4 levels ≥ 500 cells/mm3 were more likely to achieve HIV viral load suppression < 200 copies/mL than patients with CD4 levels < 500 cells /mm3 (OR = 0.24; 95% CI: 0.09 – 0.64). There was an improvement in viral load suppression (< 200 copies/mL) at 12-month follow-up. It is necessary to strengthen psychobehavioral interventions to enhance adherence to achieve optimal treatment effectiveness.
Từ khóa:
Ức chế tải lượng vi rút HIV; lồng ghép điều trị nghiện chất và điều trị HIV; điều trị buprenorphine
Keywords:
HIV suppression; integration addiction treatment and HIV treatment; buprenorphine/naloxone treatment
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/909
File nội dung:
o2208283.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log