Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 100
Tập 32, số 8 2022 Phụ bản

XU HƯỚNG NHIỄM HIV VÀ GIANG MAI Ở NHÓM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI VIỆT NAM QUA GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV LỒNG GHÉP HÀNH VI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

TRENDS OF HIV AND SYPHILIS INFECTION AMONG MALE WHO INJECT DRUG IN VIETNAM THROUGH HIV SENTINEL SURVEILLANCE PLUS BEHAVIORS COMPONENT, DURING 2017 - 2021
Tác giả: Phan Thị Thu Hương, Phạm Hồng Thắng, Nguyễn Thị Thanh Hà, Hoàng Thị Thanh Hà, Ngô Thị Hồng Hạnh, Hoàng Lê Linh Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Đỗ Minh Hiệp, Phan Đăng Thân, Bùi Hoàng Đức, Đặng Đức Anh
Tóm tắt:
Giám sát trọng điểm HIV (GSTĐ) hoặc giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành (GSTĐ+) vi được triển khai định kỳ hai năm một lần trên nhóm nam nghiện chích ma túy (NCMT) tại 20 tỉnh/thành phố nhằm mô tả chiều hướng nhiễm HIV, giang mai, các chỉ số hành vi nguy cơ và tiếp cận các dịch vụ về HIV/AIDS. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu theo cụm - hai giai đoạn. Kết quả GSTĐ+ giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT vẫn duy trì ở mức độ cao 14,2% (2017), 13,0% (2019) và 12,3% (2021). Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai thấp và thay đổi không đáng kể, 1,5% (2017), 1,5% (2019) và 1,3% (2021). Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong tháng qua giảm dần qua các năm, từ 5,4% năm 2017 xuống 1,7% năm 2021. Tỷ lệ đã từng tham gia điều trị Methadone đạt 40%. Tỷ lệ NCMT được xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua giai đoạn 2017 - 2021 còn thấp chỉ đạt 50,7% (2017), 38,6% (2019), 40,8% (2021). Kết luận: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV duy trì mức cao, tỷ lệ nhiễm giang mai thấp nhưng chiều hướng nhiễm không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giai đoạn 2017 - 2021. Cần cải thiện và da dạng các chương trình dự phòng giúp phát hiện sớm người nhiễm HIV giang mai và đưa vào điều trị.
Summary:
HIV sentinel surveillance plus behavior component (HSS+) was collected every two years among males who inject drugs (PWID) to monitor the trend in HIV, syphylis prevalences and risk behaviors among male PWID. The results showed that HIV prevalence among PWID remained high at 14.2% in 2017, 13.0% in 2019, and 12.3% in 2021. The syphilis prevalence among PWID was quite low and did not change significantly by year with 1.5% (2017), 1.5% (2019) and 1.3% (2021). The proportion of sharing syringe and needle in the last month have decreased over the years, from 5.4% in 2017 to 1.7% in 2021. The proportions of using condoms in the last sex slightly increased, 44.0% in 2017, 45.8% in 2019, and 49.8% in 2021. The percentage of methadone maintenance treatment is reached 40%. The percentage of HIV testing in the past 12 months over by year is quite low, 50.7% in 2017, 38.6% in 2019, and 40.8% in 2021. Conclusion: HIV prevalence remained high, syphilis prevalance was low, but the trend of infections did not change statistically significant in the period 2017 - 2021. It is necessary to develop appropriate prevention strategies to control HIV, syphilis transmission among PWID.
Từ khóa:
HIV; giang mai; NCMT; giám sát trọng điểm HIV; 2017 - 2021; Việt Nam
Keywords:
HSS+; PWID; HIV; syphilis; Vietnam
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/891
File nội dung:
o2208100.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log