Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 102
Tập 33, số 1 2023

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2020 - 2021

INVESTIGATING CHARACTERISTICS OF BACTERIA CAUSING HOSPITAL - ACQUIRED PNEUMONIA IN INTENSIVE CARE UNIT, THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL 2020 - 2021
Tác giả: Lương Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thu Thái, Hoàng Anh, Trần Thị Kim Hạnh
Tóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu để xác định nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện và khả năng kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, năm 2020 - 2021. Kết quả: Trong 467 mẫu có 30,5% (145/467) mẫu bệnh phẩm phân lập được tác nhân gây bệnh, đờm chiếm tỷ lệ 45,8% (66/145), máu 28,3% (41/145), dịch màng phổi 11,8% (17/145), dịch nội khí quản 6,3% (9/145). Vi khuẩn phân lập được: P. aeruginosa 22,1% (32/145), K. pneumoniae 19,3% (28/145), A. baumannii 17,9% (26/145), E. coli 15,2% (22/145), và S. aureus 9,7% (14/145). Mức độ kháng kháng sinh: A. baumannii kháng với các kháng sinh được thử nghiệm từ 50 – 100%, chưa kháng colistin. E. coli và K. pneumoniae kháng kháng sinh nhóm beta lactam (> 80%), nhóm quinolon > 70%, P.aeruginosa kháng các kháng sinh: Ceftazidime, Gentamicin, Levofloxacin, Ofloxacin từ 51,7 – 53,8%. S. aureus đề kháng hoàn toàn với kháng sinh Penicillin G (100%), đề kháng nhóm Macrolid từ 72 – 87,5%, chưa kháng Vancomycin. Kết luận: Căn nguyên gây viêm phổi bệnh viện chủ yếu là P.aeruginosa, K. pneumoniae, A. baumannii, E. Coli, S. aureus. Các vi khuẩn phân lập được có tỷ lệ kháng kháng sinh cao và đa kháng thuốc, A.baumannii chưa kháng lại Colistin và S.aureus chưa phát hiện kháng Vancomycin.
Summary:
The study used a retrospective method to determine the cause of hospital-acquired pneumonia and antibiotic resistance of bacteria isolated at the Intensive Care Unit of Thai Nguyen national Hospital, 2020 - 2021. Results: Of the 467 samples, 30.5% (145/467) samples isolated the causative agent, sputum 45.8% (66/145), blood 28.3% (41/145), pleural fluid 11.8% (17/145), endotracheal fluid 6.3% (9/145). Bacteria isolated: P. aeruginosa 22.1% (32/145), K. pneumoniae 19.3% (28/145), A. baumannii 17.9% (26/145), E. coli 15,2% (22/145), and S. aureus 9.7% (14/145) The level of antibiotic resistance of bacteria: Acinetobacter baumannii has a higher rate of tested antibiotics from 50 to 100%, not resistant to Colistin. E. coli and K.pneumoniae have a high rate of resistance to beta-lactam antibiotics (> 80%), quinolone antibiotics have a resistance rate of > 70%, Pseudomonas aeruginosa has a high rate of resistance to antibiotics: Ceftazidime, Gentamicin, Levofloxacin, Ofloxacin from 51.7 to 53.8%. S. aureus is resistant to Penicillin G antibiotic (100%), resistant to Macrolide group from 72 to 87.5%, not resistant to Vancomycin. Conclusion: The causes of hospital-acquired pneumonia: P. aeruginosa, K. pneumoniae, A. baumannii, E. coli. Gram-positive bacteria and S. aureus. The bacteria isolated at high levels and multi-drug resistant Acinetobacter baumannii not resistant to Colistin. S. aureus is not resistant to Vancomycin.
Từ khóa:
Viêm phổi bệnh viện; kháng kháng sinh; khoa hồi sức tích cực; Thái Nguyên
Keywords:
Antibiotic resistance; hospitalacquired pneumonia; Intensive Care Unit (ICU); Thai Nguyen
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/946
File nội dung:
o2301102.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log