Thứ năm, 05/10/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông tại huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, năm 2021
Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh trung học phổ thông tại một số huyện của tỉnh Sơn La, năm 2020
Một số đặc điểm dịch tễ các trường hợp mắc cúm tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2020 - 2023
Trang: 9
Tập 33, số 1 2023 Phụ bản

THỰC TRẠNG DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG, NĂM 2022

DEPRESSIVE SYMPTOMS AND RELATED FACTORS AMONG PEOPLE HAVING A HEALTH CHECK AT HAI PHONG MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL, 2022
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Diệp Linh, Nguyễn Thuỳ Linh, Nguyễn Trần Quý, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Bá Phước, Nguyễn Thị Minh Ngọc
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 người đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng nhằm mô tả tỷ lệ dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan trên đối tượng này. Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng có dấu hiệu trầm cảm là 16,0%, tỷ lệ này ở nam là 14,0% và nữ là 17,6%. Yếu tố nghề nghiệp liên quan dấu hiệu trầm cảm bao gồm cường độ áp lực và gặp vấn đề khó khăn trong công việc với OR (95%CI) lần lượt là 2,3 (1,1 - 4,5) và 4,5 (1,9 - 10,4). Các mối quan hệ cá nhân liên quan đến dấu hiệu trầm cảm bao gồm quan hệ không tốt với người thân, gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn với gia đình, mâu thuẫn với bạn bè với OR (95%CI) lần lượt là 20,5 (3,7 - 204,6); 11,1 (1,5 - 124,4); 6,6 (2,8 - 15,3) và 3,5 (1,1 - 11,0). Ngoài ra, việc không tham gia câu lạc bộ, có chất lượng giấc ngủ không tốt cũng liên quan đến dấu hiệu trầm cảm với OR (95%CI) tương ứng: 2,5 (1,1 - 6,2) và 2,2 (1,2 - 4,7). Người đến khám chưa được chẩn đoán bệnh có xu hướng tăng dấu hiệu trầm cảm hơn so với người khám định kỳ (p < 0,05). Cần sàng lọc phát hiện sớm dấu hiệu trầm cảm để kịp thời tư vấn và điều trị.
Summary:
A cross - sectional study was conducted among 400 participants who had a health check at Hai Phong Medical University Hospital to describe their depressive symptoms and some related factors. Research results indicated that 16% of participants had depressive symptoms. The depressive symptoms prevalence in males and females were 14.0% and 17.6%, respectively. Depressive symptoms were observed more likely among participants who did not join any club activities, did not have good sleep quality with OR (95%CI) of 2.45 (1.1 - 6.2) and 2.24 (1.2 - 4.6), respectively. Job factors related statistically significant to depressive symptoms were job pressure and having difficulties in work with OR (95%CI) of 2.3 (1.1 - 4.5) and 4.5 (1.9 - 10.4), respectively. Participants who did not have a good relationship with family members, a happy family, a conflict with family or friends were more likely to have depressive symptoms than the others with OR (95%CI) of 20.5 (3.7 - 204.6); 11.1 (1.5 - 124.4); 6.6 (2.8 - 15.3) and 3.5 (1.1 - 11.1), respectively. Participants who have not been diagnosed with any disease are associated statistically significantly with depressive symptoms.
Từ khóa:
Dấu hiệu trầm cảm; người đến khám; Hải Phòng
Keywords:
Depressive symptoms; people having health check; Hai Phong
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/967
File nội dung:
o230109.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log