Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 148
Tập 33, số 1 2023

TỶ LỆ NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG, NĂM 2021

PREVALENCE OF SOIL-TRANSMITTED HELMINTH INFECTION AND RELATED PREVENTION PRACTICES IN SCHOOL-AGE CHILDREN OF XIN MAN DISTRICT, HA GIANG PROVINCE IN 2021
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Tình, Hoàng Thị Phương Thanh, Nguyễn Đức Thủy, Đỗ Thái Sơn, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Văn Đề
Tóm tắt:
Điều tra cắt ngang thực hiện năm 2021 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang để đánh giá tỷ lệ nhiễm và thực hành phòng chống bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học. Có 1.400 mẫu phân của học sinh ở 5 trường tiểu học được thu thập và xét nghiệm bằng kỹ thuật Kato-Katz. Thực hành phòng chống bệnh giun truyền qua đất được đánh giá qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất chiếm 48,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc lần lượt là 27,4%, 14,2% và 8,4%. Tỷ lệ học sinh thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện và sau khi tiếp xúc với đất lần lượt là 75,6%, 77,1% và 73,1%. Có 83,7% học sinh rửa tay bằng xà phòng; 87,0% thường xuyên cắt móng tay; 91,6% thường xuyên đi giày/dép, 50,4% không uống nước lã, 53,0% không ăn rau sống; 35,0% học sinh sống trong gia đình có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 36,4% được tẩy giun trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ thực hành đạt về các biện pháp phòng chống giun truyền qua đất chiếm 77,4%. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất gồm: Không rửa tay trước khi ăn; uống nước lã; ăn rau sống và không được tẩy giun trong vòng 1 năm.
Summary:
A cross - sectional survey was conducted in 2021 in Xin Man district, Ha Giang province to assess the prevalence of soil-transmitted helminthiasis infections (STHs) in primary school children and their practices regarding the prevention and control of STHs. Stool samples from 1,400 children in 5 primary schools were collected and examined using Kato-Katz technique. Information on practices of study children regarding STHs prevention and control was collected through the interview using a questionnaire. The results showed that the overall prevalence of STHs infection was 48.1% of which the prevalence of roundworm, whipworm, and hookworm was 27.4%, 14.2%, and 8.4% respectively. Regular practices of washing hands before eating; washing hands after going to the toilet and washing and after contact with soil were 75.6%; 77.1% and 73.1% respectively. Some 83.7% of children wash their hands with soap; 87.0% regularly cut their nails; 91.6% often wear shoes/sandals; 50.4% did not drink unboiled water; 53.0% did not eat raw vegetables. 35.0% of children living in households with a hygienic latrine; 36.4% took deworming medicine within 1 year before the survey. The proportion of children who practiced correctly STHs prevention and control measures was 77.4%. The factors related to STHs infection were not washing hands before eating, drinking unboiled water, eating raw vegetables, and not having been dewormed within 1 year before the survey.
Từ khóa:
Nhiễm giun truyền qua đất; học sinh tiểu học; Hà Giang
Keywords:
Soil Transmitted Helminth infection; School age children; Ha Giang
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/951
File nội dung:
o2301148.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log