Thứ năm, 05/10/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học phổ thông tại huyện Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang, năm 2021
Tình trạng dinh dưỡng ở học sinh trung học phổ thông tại một số huyện của tỉnh Sơn La, năm 2020
Một số đặc điểm dịch tễ các trường hợp mắc cúm tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2020 - 2023
Trang: 17
Tập 33, số 3 2023 Phụ bản

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ NUCLEOPROTEIN CỦA VI RÚT DẠI GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC, MIỀN TRUNG VIỆT NAM, 2020 - 2022

MOLECULAR EPIDEMIOLOGIC CHARACTERISTICS OF HUMAN RABIES VIRUS IN THE NORTH AND CENTER PROVINCES OF VIETNAM, 2020 - 2022
Tác giả: Nguyễn Tuyết Thu, Nguyễn Vĩnh Đông, Ngô Châu Giang, Nguyễn Thị Thanh Hương, Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm dịch tễ học phân tử nucleoprotein của vi rút dại gây bệnh trên người tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam, 2020 - 2022. Trong năm 2020 - 2022, tổng số 164 mẫu bệnh phẩm của 83 bệnh nhân nghi dại tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam được thu thập và chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR. 28/83 trường hợp đã được chẩn đoán khẳng định bệnh dại. Các ca bệnh dại xuất hiện rải rác quanh năm và được phân bố tại 19/28 tỉnh/ thành phố. Toàn bộ gen mã hoá Nucleoprotein của 15 vi rút dại (RABV) phân lập từ bệnh nhân được giải trình tự và dựng cây di truyền, sử dụng phương pháp maximum-likelihood. Kết quả cho thấy 15 vi rút có mối liên quan chặt chẽ với các RABV gây dịch bệnh dại trên chó ở miền Bắc Việt Nam trong các năm trước đây với độ tương đồng nucleotide cao (95,1% - 100%). So sánh với các vi rút dại phân lập trên thế giới, tất cả 15 trình tự vi rút dại thuộc nhóm Lyssavirus genotype I và đều nằm trong nhánh China I, trong đó, một số vi rút chia sẻ độ tương đồng nucleotide rất cao (99% - 100%) với các vi rút dại phân lập trên chó tại Trung Quốc. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vi rút học cho thấy chó nhà là nguồn lây nhiễm chính bệnh dại trên người tại Việt Nam và gợi ý khả năng đã xảy ra xâm nhập các vi rút dại qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam.
Summary:
This study aims to describe molecular epidemiologic characteristics of human rabies virus in the North and Center provinces of Vietnam, 2020 - 2022. During 2020 and 2022, a total of 164 samples collected from 83 suspected human rabies in some Northern and Center provinces of Vietnam were tested for rabies by RT - PCR. 28/83 cases were confirmed rabies positive. Rabies - positive cases were scattered through the years and found in 19/28 provinces. The full gene of nucleoprotein (N) of 15 positive rabies samples was successfully sequenced and analyzed phylogenetically using the maximum - likelihood method. The results showed that 15 rabies viruses in the study were phylogenetically closely related to RABVs that caused rabies outbreaks in dogs in Northern Vietnam in the previous years with high nucleotide similarity (95.1% - 100%). In comparison with the rabies virus isolates worldwide, 15 rabies virus sequences all belonged to the Lyssavirus genotype I and were in China I clade, in which, some viruses shared very high nucleotide similarities (99% - 100%) with rabies viruses isolated in dogs in China. Our results provide virological evidence that domestic dogs are the main source of rabies infection in humans in Vietnam and suggest that the possibility of cross-infections of the rabies virus has occurred between China - Vietnam border
Từ khóa:
Vi rút dại; gen N; RT-PCR; cây phát sinh loài
Keywords:
Rabies virus; N gene; RT – PCR; phylogenetic tree
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1148
File nội dung:
o230317.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log