Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 74
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản

LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

ANTIBIOTIC SELECTION IN EARLY - ONSET NEONATAL INFECTION AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY IN 2022
Tác giả: Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Thị Ngân, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Bá Hải, Lê Thị Lan Anh, Phạm Nữ Nguyệt Thịnh, Nguyễn Thị Thảo
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lựa chọn kháng sinh trong bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án của 199 bệnh nhân sơ sinh được sử dụng ít nhất 1 kháng sinh đường toàn thân tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh từ 01/10/2022 đến 30/11/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy 54,8% bệnh nhân nam; 65,3% trẻ sinh mổ; chủ yếu là trẻ nhẹ cân, hầu hết (96,5%) là các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh chung, chưa khu trú vị trí rõ ràng. Dấu hiệu cờ đỏ gợi ý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm phổ biến nhất là: Đa thai với một trong các trẻ có nghi ngờ/xác định nhiễm khuẩn (16,1%); cần thở máy ở trẻ đủ tháng (16,6%). 97,5% được chỉ định kháng sinh kinh nghiệm khi có ít nhất 2 dấu hiệu “không cờ đỏ” hoặc ít nhất 1 dấu hiệu “cờ đỏ”. Phác đồ kháng sinh phối hợp ampicilin/sulbactam + aminosid được sử dụng với tỷ lệ 55,3%. Tuy nhiên phác đồ kháng sinh đơn độc chiếm tỷ lệ khá lớn (42,2%). Cần sử dụng phác đồ kháng sinh phối hợp theo khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh sớm.
Summary:
The study was carried out at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology to describe the characteristics of antibiotic selection in early - onset neonatal infection. This retrospective study was conducted on the medical records of 199 neonatal patients who received at least one systemic antibiotic at the Neonatal Care and Treatment Center from 1st October 2022 to 30th November 2022. The results show that 54.8% of patients were male; 65.3% of infants were born via cesarean section. The most common red flag signs relating earlyonset neonatal infection were: suspected or confirmed infection in another baby in the case of a multiple pregnancy (16.1%); need for mechanical ventilation in term infants (16.6%). 97.5% of patients who had at least two “non-red flags” or one “red flag” indicator were given empiric antibiotics. Ampicillin/ sulbactam + aminoside was used at a rate of 55.3%, while the rate for the single antibiotic regimen was 42.2%. A combined antibiotic regimen, as recommended in the guidelines for the treatment of neonatal infections, should be used.
Từ khóa:
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm; kháng sinh
Keywords:
Antibiotic; early - onset neonatal infections; early-onset neonatal sepsis
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1229
File nội dung:
o230474.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log