Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 105
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản

MỨC Ý NGHĨA CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG TRÊN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

THE POTENTIAL IMPACT OF CLINICAL PHARMACIST INTERVENTIONS USING THE CLEO TOOL ON DRUG-RELATED PROBLEMS IN THE PRESCRIPTION OF GYNECOLOGICAL CANCER PATIENTS AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY
Tác giả: Hoàng Thị Phương, Lê Bá Hải, Nguyễn Thị Thảo, Võ Thị Hà, Nông Mạnh Tú, Đặng Nguyệt Hà, Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Đức Hà, Phạm Trí Hiếu, Hoàng Văn Bình, Nguyễn Thị Liên Hương
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả khái quát các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP – Drug related problems) trong quá trình kê đơn thuốc điều trị ung thư tại khoa Phụ Ung thư và mức ý nghĩa của các can thiệp dược lâm sàng (PI – pharmacist intervention) thực hiện bởi dược sĩ thông qua thang phân loại CLEO. Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên các DRP và PI được thực hiện bởi dược sĩ tại khoa Phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/7/2022 đến 31/12/2022. Kết quả cho thấy 65 DRP và PI có đủ thông tin để đánh giá, 70% bệnh nhân có chẩn đoán ung thư buồng trứng, thuốc có liên quan đến các DRP nhiều nhất là carboplatin (46,2%). DRP về liều dùng chiếm 87,7%, 26,2% PI ghi nhận sự thay đổi hành vi của bác sĩ trong thực hành lâm sàng. 52,3% PI có tác động lâm sàng ở mức ngăn ngừa nhập viện hoặc thương tật vĩnh viễn; 49,2% PI làm giảm chi phí thuốc điều trị và 69,2% PI tác động có lợi về mặt tổ chức/vận hành. Các PI được đánh giá có tác động tích cực về cả lâm sàng, kinh tế và tổ chức. Do đó, cần tăng cường hoạt động dược lâm sàng trên bệnh nhân ung thư phụ khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc.
Summary:
The study aimed to provide a general description of drug-related problems (DRPs) that occur during the prescription of cancer treatment drugs in the gynecological oncology department, as well as assess the impact of clinical pharmacist interventions (PIs) using the CLEO tool. A cross-sectional descriptive retrospective study on DRPs and PIs was performed by pharmacists at the Department of Gynecologic Oncology, Central Maternity Hospital, from July 1, 2022, to December 31, 2022. The results showed that there were 65 DRPs and PIs, 70% of the patients had been diagnosed with ovarian cancer. The drug most frequently associated with DRPs was carboplatin (46.2%). The majority of DRPs (87.7%) were related to dosage issues, while 26.2% of the PIs documented changes in the clinical practice behavior of the physicians. 52.3% of the PIs had a significant clinical impact in terms of preventing hospitalization or permanent disability, 49.2% contributed to cost reduction in drug therapy, and 69.2% demonstrated beneficial effects on the organization aspect. The performed PIs positively impacted clinical, economic, and organizational. Therefore, it is necessary to enhance clinical pharmacy activities for patients with gynecological cancer to ensure safety and effectiveness in medication use.
Từ khóa:
Vấn đề liên quan đến thuốc; can thiệp dược lâm sàng; CLEO
Keywords:
Drug related problems; pharmacist Intervention; CLEO tool
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1233
File nội dung:
o2304105.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log