Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 44
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM CỦA THAI CÓ BẤT THƯỜNG DI TRUYỀN TRÊN KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NƯỚC ỐI TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 – 2023

RESEARCH ON PRENATAL ULTRASOUND FINDINGS OF FETUS WITH GENETIC ABNORMALITIES ON AMINOCENTESIS RESULTS AT THE PRENATAL DIAGNOSIS CENTER OF THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY DURING 2022 – 2023
Tác giả: Trần Danh Cường, Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Đặng Phương Thúy
Tóm tắt:
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm siêu âm của thai có bất thường di truyền trên kết quả xét nghiệm nước ối tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nghiên cứu mô tả hồi cứu tiến hành trên 201 thai phụ có kết quả chọc ối bất thường từ tháng 1/2022 đến hết tháng 5/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy trisomy 21 có tỷ lệ tăng khoảng sáng sau gáy 35,1%, dầy da gáy 29,7%, bất thường xương sống mũi 31,1%, bất thường hệ tim mạch 25,7%, 20,3% trường hợp không có bất thường trên siêu âm. Trisomy 18 có tỷ lệ hộp sọ hình quả dâu 33,3%, nang đám rối mạch mạc 70,8%, bất thường tư thế chi trên 83,3%, bất thường tim 91,7%, thoát vị rốn 12,5%. Trisomy 13 có tỷ lệ khe hở môi, vòm hàm 60%, bất thường hệ tim mạch 40%, thoát vị rốn 40%. Các bất thường tim trong hội chứng DiGeorge đều thuộc nhóm bất thường nón - thân động mạch. Nhóm đồng hợp tử gen alpha thalassemia có các đặc điểm tim giãn 100%, tràn dịch màng tim 66,6%, bánh rau dầy 46,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu trên siêu âm hình thái trong quý I và quý II của thai kì có vai trò quan trọng trong định hướng chỉ định xét nghiệm di truyền sau chọc ối.
Summary:
The objectives of this study were to describe the ultrasound features of fetuses with abnormal amniocentesis result at the Prenatal Diagnosis Center of the National Hospital of Obstetrics and Gynecology. This was retrospective descriptive study of 201 medical record of pregnant women with abnormal amniocentesis result at the Prenatal Diagnosis Center of the National Hospital of Obstetrics and Gynecology. The research result showed that in group of trisomy 21, the percentage of increased nuchal translucency was 35.1%, increased nuchal fold thickness was 29.7%, hypoplastic/absent nasal bone was 31.1%, cardiac defects was 25.7%, no abnormal ultrasound finding was 20.3%. In the group of trisomy 18, the percentage of strawberry skull was 33.3%, choroid plexus cysts was 70.8%, hand anomalies was 83.3%, cardiac defects was 91.7%, omphalocele was 12.5%. The percentage of cleft lip +/- palate was 60%, cardiac defects was 40%, omphalocele was 40% in the group of trisomy 13. Cardiovascular anomalities in DiGeorge syndrome all belong to the group of conotruncal defects. In the group of homozygous of alpha thalassemia, the percent of increased cardiothoracic ratio was 100%, pericardial effusion was 66.6%, increased placental thickness was 46.7%. In conclusion, morphological ultrasound findings in the first trimester and in second trimester have an important role in guiding the indication of genetic tests after amniocentesis to detect genetic abnormalities of the fetus.
Từ khóa:
Chọc ối; nhiễm sắc đồ; hình ảnh siêu âm trước sinh
Keywords:
Amniocentesis; karyotype; prenatal ultrasound findings
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1225
File nội dung:
o230444.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log