Trang: 197
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản
NHU CẦU VÀ MONG MUỐN VỀ GIÁO DỤC LÀM CHA MẸ Ở PHỤ NỮ SAU SINH ĐỦ THÁNG VÀ NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
PARENTING EDUCATIONAL NEEDS AND PREFERENCES AMONG MOTHERS OF FULL-TERM AND PRETERM INFANTS AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY IN 2023
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Cải, Trương Quang Trung, Ngô Thị Minh Hà, Lê Thu Huyền,
Phan Thị Thảo, Đỗ Thanh Huyền, Phó Thị Quỳnh Châu, Trần Thị Tú Anh,
Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Kim Liên, Shu-Yu Kuo
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mô tả nhu cầu và mong muốn giáo dục làm cha mẹ của bà mẹ sau sinh đủ tháng và non
tháng tại Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên phụ nữ sau sinh tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương từ 12/2022 - 04/2023. Kết quả cho thấy nguồn thông tin phổ biến mà các bà mẹ tìm kiếm
thông tin về làm cha mẹ là từ bác sĩ (73,3% - 75%) và gia đình (66,7% - 71,7%). Đa số bà mẹ mong muốn
nhận được giáo dục làm cha mẹ bằng hình thức kết hợp giữa dựa trên công nghệ thông tin và giáo dục
trực tiếp (46,7%). Chủ đề giáo dục được quan tâm nhiều nhất bao gồm cách chăm sóc trẻ, cách cho trẻ
ăn, giấc ngủ mẹ và bé, và sức khỏe bà mẹ sau sinh. Phân tích nội dung cho thấy bà mẹ ghi nhận 6 nhóm
thách thức chính, bao gồm thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc trẻ, lo ngại về sức khỏe và sự phát
triển của trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, vấn đề sức khỏe mẹ sau sinh, thiếu sự hỗ trợ, thiếu thời gian, áp lực
công việc và kinh tế. Phụ nữ sau sinh ghi nhận nhiều thách thức trong giai đoạn hậu sản. Đa số bà mẹ bày
tỏ mong muốn nhận được sự giáo dục làm cha mẹ và hỗ trợ từ phía nhân viên y tế, và gia đình.
Summary:
This study aimed to describe the needs and
preferences of parenting education among
mothers of full - term and preterm infants in
Vietnam. A cross-sectional study was conducted
on postpartum women at the National Hospital
of Obstetrics and Gynecology from 12/2022 to
04/2023. The results indicated that mothers of
full-term and preterm infants showed similarity
in information sources, methods and time
preferred receiving education. Physicians
(73.3% - 75%) and families (66.7% - 71.7%)
were the common information sources. Most
of the mothers preferred receiving parenting
education via electronic combining with nonelectronic methods (46.7%). The interesting
topics for parenting were infant care, infant
feeding, mother and infant sleep, and maternal
postpartum health. Content analysis indicated
six major challenges, including lack of
knowledge and experience in infant care,
concerns about infant health and development,
breastfeeding, concerns about maternal health
during postpartum, lack of support, lack of
time, work and financial burden. In conclusion,
women reported several challenges during early
postpartum. The majority of mothers presented
the need for parenting education and support
from health care professionals and family.
Từ khóa:
Giáo dục làm cha mẹ; chăm sóc hậu sản; bà mẹ
Keywords:
Parenting education; postpartum care; mother
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1245
File nội dung:
o2304197.pdf
Tải file: