Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 120
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG IMIPENEM TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN SẢN PHỤ KHOA TẠI KHOA SẢN NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 – 2023

SITUATION OF IMIPENEM IN THE TREATMENT OF OBSTRETIC AND GYNECOLOGICAL INFECTIONS AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY IN 2022 - 2023
Tác giả: Thân Thị Hải Hà, Nguyễn Quảng Bắc, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Cao Thị Bích Thảo, Tạ Thị Mai Chi, Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Duy Hưng, Phạm Thị Vân Hạnh
Tóm tắt:
Imipenem là kháng sinh dự trữ có nhu cầu sử dụng lớn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng sử dụng imipenem trong điều trị nhiễm khuẩn sản phụ khoa tại khoa Sản nhiễm khuẩn. Nghiên cứu mô tả tiến cứu được tiến hành trên 55 bệnh án sử dụng imipenem tại khoa Sản nhiễm khuẩn giai đoạn 9/2022 - 3/2023. Kết quả cho thấy 54 bệnh án có chẩn đoán nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn phổ biến nhất là áp - xe phần phụ (46,4%) và nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng (21,4%). Tất cả bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm khuẩn đều được làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Hầu hết chủng Gram (-) phân lập được còn nhạy cảm với imipenem (93%). Imipenem được sử dụng hầu hết trong phác đồ kinh nghiệm (83,3%). Phác đồ imipenem phối hợp chiếm 62,5%, levofloxacin là kháng sinh phối hợp phổ biến nhất. Liều dùng phổ biến là 1g/lần, 2 hoặc 3 lần/ngày (83,7%). 74,5% bệnh án có chỉ định khoảng đưa liều không cách đều. Chỉ định imipenem cho các nhiễm khuẩn trong nghiên cứu đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị tuy nhiên trong một số trường hợp việc sử dụng imipenem là chưa thực sự tối ưu. Cần xây dựng hướng điều trị nhiễm khuẩn sản phụ khoa trên cơ sở tối ưu hóa việc sử dụng imipenem.
Summary:
Imipenem, one of reserve antibiotics, is in high demand for use at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology. The objective of this study is to describe the situation of imipenem use in the Division of Obstetric and Gynecological Infections, National Hospital of Obstetrics and Gynecology. A prospective descriptive study was conducted on 55 medical records using Imipenem in the Division of Obstetric and Gynecological Infections in the period of 9/2022 - 3/2023. The research results showed that 54 patients were diagnosed with an infection. The most common bacterial infection was tubo-ovarian abscess (46.4%) and postoperative abdominal wound infection (21.4%). Microbilogical tests were indicated for all patients with a diagnosis of bacterial infection. Almost Gram-negative bacteria were sensitive to imipenem (93%). Imipenem was mostly used in empirical therapy (83.3%). The imipenem combination regimen accounted for 62.5%, of which levofloxacin was the most commonly combined antibiotic. Imipenem was prescribed with a common dose regimen of 1g, 2 - 3 times per day (83.7%). The majority (74.5%) of dosing intervals were nonequidistant. In conclusion, although imipenem was indicated for the reported infections in the study, imipenem use was not optimal in some cases. There is a need to develop guidelines for the treatment of obstetric and gynecological infections based on the optimal use of imipenem.
Từ khóa:
Imipenem; carpabenem; nhiễm khuẩn sản phụ khoa
Keywords:
Imipenem; carbapenem; obstetric and gynecological infections
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1235
File nội dung:
o2304120.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log