Chủ nhật, 03/12/2023
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh ngoại trú đến khám bệnh tại cơ sở Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
Thực trạng hút thuốc lá của cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam năm 2022
Sự hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế năm 2022
Trang: 182
Tập 33, số 4 2023 Phụ bản

TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOẠN SẢN PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ ĐẺ NON DƯỚI 32 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 – 2023

PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF BRONCHOPULMONARY DYSPLASIA IN PRETERM INFANTS UNDER 32 WEEKS GESTATION AT THE NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY IN 2022 – 2023
Tác giả: Nguyễn Thị Vân, Trần Diệu Linh, Lê Minh Trác
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 232 trẻ đẻ non dưới 32 tuần được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ loạn sản phế quản phổi (LSPQP) và mô tả một số yếu tố liên quan đến LSPQP tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. Trẻ được theo dõi đến 36 tuần tuổi hiệu chỉnh để chẩn đoán LSPQP. Trẻ đã chọn được chia thành 2 nhóm có LSPQP và nhóm không có LSPQP. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần là 33,6%. Tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ 25 tuần thai là 100%, ở trẻ 31 tuần thai là 12,2%. Trẻ đẻ cực non, cực nhẹ cân, trẻ bị nhiễm khuẩn muộn, trẻ còn ống động mạch phải điều trị và trẻ cần truyền máu làm tăng tỷ lệ mắc LSPQP lên 4,08; 7,36; 6,78; 7,27 và 10,24 lần. Tỷ lệ mắc LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần còn cao. Trẻ đẻ cực non, cực nhẹ cân, trẻ bị nhiễm khuẩn muộn, còn ống động mạch cần điều trị và trẻ cần truyền máu làm tăng tỷ lệ mắc LSPQP. Do đó, để giảm tỷ lệ LSPQP ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần cần làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm và điều trị ống động mạch và cân nhắc chỉ định truyền máu ở trẻ đẻ non.
Summary:
A cross – sectional study was conducted in 232 preterm infants less than 32 weeks gestation to determine the prevalence of bronchopulmonary dysplasia (BPD) and describe some related factors associated with BPD in National Hospital of Obstetrics and Gynecology from Sep. 2022 to May 2023. The patients were followed up to 36 weeks corrected age for diagnosing BPD. The incidence of BPD in preterm infants under 32 weeks gestation was 33.6%. The incidence were 100% and 12.2% in 25 weekers and 31 weekers, respectively. Extremely preterm infants, extremely low birth weight infants, infants who had late – onset infections, infants who had patent ductous arteriosus (PDA) needing treated and who needed blood transfusion increased the risk for BPD 4.08; 7.36; 6.78; 7.27 and 10.24 times, respectively. The incidence of BPD in infants less than 32 weeks gestation was high. Extrermely preterm, extremely low birth weight, late – onset infections, PDA and blood transfusion increased the risk for BPD. Therefore, in order to reduce the incidence of BPD, controlling infections, treating PDA and considering blood transfusion is needed.
Từ khóa:
Đẻ non; loạn sản phế quản phổi; Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Keywords:
Prematurity; bronchopulmonary dysplasia; National Hospital of Obstetrics and Gynecology
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1243
File nội dung:
o2304182.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log