Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Viện Hàn lâm Khoa học trẻ - nơi tập hợp tiếng nói và kết nối các nhà khoa học trẻ

Cập nhật lúc 16:38 21/03/2017
Với sự phát triển và hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế, các nhà khoa học trẻ luôn có những đóng góp rất quan trọng cho sự thịnh vượng chung, phát huy tiếng nói và nâng cao uy tín của đất nước.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016, Việt Nam có khoảng 130.000 người đang học tập tại nước ngoài. Trong đó, hơn 5.500 du học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước. Mỗi năm nước ta có hàng nghìn nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Phần lớn, họ là những người có tuổi đời rất trẻ, năng động, nhiệt huyết, có tham vọng và khát khao tìm ra cái mới để cống hiến cho xã hội. Đây chính là lực lượng chủ đạo, là thế hệ tương lai quyết định cho sự phồn vinh của quốc gia, của dân tộc. Việc tập hợp và có được tiếng nói chung của các nhà khoa học trẻ sẽ góp phần rất lớn cho việc hoạch định các chính sách, định hướng và thúc đẩy sự phát triển cho tương lai của đất nước.
Tháng 2/2010, Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu (Global Young Academy – GYA) đã chính thức được thành lập. Mục tiêu của GYA là nhằm tạo ra tiếng nói chung của các nhà khoa học trẻ cho những chính sách phát triển bền vững trên toàn cầu. Viện có tối đa 200 thành viên, được bầu chọn từ các nhà khoa học trẻ (dưới 40 tuổi) có thành tích khoa học xuất sắc từ các quốc gia trên thế giới. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 5 năm, sau đó sẽ tự động là “cựu thành viên – alumni”. GYA có trụ sở tại Halle và được bảo trợ chính bởi Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina (tiếng Đức: Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina) và Bộ Nghiên cứu và Giáo dục CHLB Đức. Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh – nhà khoa học Việt Nam hiện đang làm việc tại Trường Đại học London, là một trong những thành viên sáng lập ra GYA.
Các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu tại Thụy Điển năm 2014 (GS. Nguyễn Thị Kim Thanh ngồi giữa ở hàng thứ nhất).
Ảnh: GYA   

Với nhu cầu tập hợp tiếng nói của các nhà khoa học trẻ, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã thành lập các Viện Hàn lâm Khoa học trẻ của mình với mô hình là các tổ chức do chính phủ bảo trợ hoặc phi chính phủ. Viện Hàn lâm Khoa học trẻ của các quốc gia đã có sự kết nối chặt chẽ với nhau và với Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu thông qua các phương tiện truyền thông như website, facebook, twitter hoặc các cuộc họp thường niên của các nhà khoa học trẻ ở khu vực và thế giới.
Ngày 5/11/2014, nhân dịp Hội nghị Quốc tế về Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano (IWAMSN) tổ chức tại thành phố Hạ Long, với sự ủng hộ của một số nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế, các nhà khoa học trẻ Việt Nam đã xúc tiến việc thành lập Viện Hàn lâm trẻ Việt Nam (Vietnam Young Academy- VYA). Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh là người tiên phong và thúc đẩy việc thành lập này.
Viện Hàn lâm trẻ Việt Nam được thành lập với mục đích thiết lập một nền tảng mang tính cộng đồng giúp các học giả Việt Nam ở giai đoạn đầu của sự nghiệp phát huy được kiến thức và có cơ hội kết nối với thế giới, kết nối lẫn nhau nhằm mở rộng khả năng nghiên cứu và cơ hội nghề nghiệp, trao đổi về những thách thức, bồi đắp thêm năng lực, gắn kết chuyên môn trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, y học, nghệ thuật và nhân văn. VYA là địa chỉ để các nhà khoa học trẻ cùng thảo luận mang tính định hướng và xây dựng về những chủ đề quan trọng trên của đất nước và của toàn cầu.
Ngày 14-16/12/2016, Viện Hàn lâm Khoa học trẻ châu Á đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất tại Bangkok, Thái Lan. Tham dự phiên họp có TS. Pichet Durongkaveroj – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thái lan; TS. Beate Wagner - Giám đốc quản lý GYA; TS. Orakanoke Phanraksa (Thái Lan) và TS. Mari-Vaughn Johnson (Mỹ) – Đồng chủ tịch GYA, cùng với Ban điều hành GYA và đại diện của 11 quốc gia châu Á. TS. Trần Quang Huy – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Y học dự phòng, được mời tham dự phiên cuộc họp này.


Phiên họp lần thứ nhất của Viện Hàn lâm Khoa học trẻ châu Á ngày 14-16/12/2016 tại Bangkok (TS. Trần Quang Huy
(ngồi thứ 2 từ phải sang) – Đại diện VYA; Ngài Pichet Durongkaveroj (đeo kính, đứng giữa) – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thái lan).
Ảnh: GYA    
Cùng với các nhà khoa học trẻ trong cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), châu Á và thế giới, các nhà khoa học trẻ của Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói của mình cho việc hoạch định những chính sách mang tính bền vững, thúc đẩy cho sự phát triển thịnh vượng chung của đất nước, của khu vực và nhân loại.

Thông tin về Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu:
Global Young Academy (GYA)
c/o German National Academy of Sciences Leopoldina
Emil-Abderhalden-Straße 37
06108 Halle (Saale)
Germany
Phone: +49 345 47239 175
www.globalyoungacademy.net
www.facebook.com/GYA.online
www.twitter.com/GlobalYAcademy

 
Công Bình
Thông tin khác:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log