Thứ sáu, 19/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Bộ sách: Kỹ thuật y tế trường học

Cập nhật lúc 14:42 05/04/2014
Chủ biên: TS.BS Đặng Anh Ngọc. Nhà xuất bản Y học, năm 2012. Sách gồm 2 tập: Tập 1 Chương trình cơ bản, 264 trang; Tập 2 Chương trình nâng cao, 441 trang; cùng nhiều phụ lục và câu hỏi tự lượng giá. Sách không bán ở lần xuất bản thứ nhất, 2012
Học sinh là một cộng đồng đông đảo (chiếm khoảng gần một phần ba dân số cả nước) và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một công tác cực kỳ quan trọng không chỉ vì thế hệ trẻ hôm nay mà còn vì tương lai cho thế giới mai sau. Cho đến nay ngành giáo dục và ngành y tế nước nhà đã có cố gắng xây dựng mạng lưới y tế học đường các tuyến để chăm sóc sức khỏe cho học sinh và đã thu được những kết quả đáng kể, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tăng thể lực và khả năng học tập cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập, mà một trong những yếu điểm đó là chúng ta chưa có một bộ tài liệu cơ bản, thống nhất về giáo dục sức khỏe cho học sinh tại nhà trường, trước hết là cho y tế cơ sở trường học và những nhà chuyên môn quản lý lĩnh vực này tại các trung tâm Y tế dự phòng.
Trong khuôn khổ của Dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự phòng (YTDP) với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ y tế đã tổ chức biên soạn và xuất bản bộ tài liệu “Kỹ thuật y tế trường học” nhằm mục đích cung cấp các kiến thức và thực hành cơ bản cũng như kiến thức nâng cao về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh tại nhà trường cũng như các môi trường sinh hoạt có liên quan.
Đối tượng sử dụng của tài liệu trước hết là các cán bộ y tế trường học thuộc các trung tâm YTDP tuyến tỉnh cùng những người trực tiếp làm việc tại cơ sở y tế trường học; ngoài ra có thể là những nhà quản lý giáo dục, y tế, phụ huynh học sinh và những nhà hoạt động xã hội khác.
Bộ sách được biên soạn dưới hình thức sách giáo trình giảng dậy cho một lớp học  (khóa học) có thời lượng khoảng 8 tuần lễ (khoảng 2 tháng). Việc sử dụng bộ tài liệu có thể rất linh hoạt mà không nhất thiết áp dụng cho các khóa học liên tục. Nó có thể áp dụng cho những lớp vừa học, vừa làm hay trở thành tài liệu tham khảo, tra cứu cho những người không có thời gian, điều kiện tham gia những khóa đào tạo liên tục.
Bộ sách có độ bao phủ về nội dung rộng và toàn diện. Với cấu trúc gồm 36 bài giảng được biên soạn khá công phu, bộ sách chia ra 5 phần chính sau đây:
Phần 1 – Giới thiệu chung:  Có 1 bài giảng, giới thiệu chung về sức khỏe trường học: Cung cấp những nét lịch sử phát triển, những khái niệm cơ bản, các mô hình tổ chức, quản lý về sức khỏe trường học, nhiệm vụ của cơ sở và cán bộ y tế trường học cùng những văn bản pháp lý hiện hành về lĩnh vực này của Việt nam.
Phần 2 – Tâm sinh lý lứa tuổi học đường: Có 8 bài giảng trong phần này. Trước hết giới thiệu các kiến thức cơ bản và cập nhật về tâm – sinh lý lứa tuổi học đường (trẻ em từ 6 tới 17 tuổi, và lứa tuổi thanh niên 18-25 tuổi). Tiếp theo giới thiệu về đặc điểm giới tính và giáo dục giới tính ở lứa tuổi học đường. Những bài tiếp theo giới thiệu kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về: (1) Trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhiễu rối tâm trí ở học sinh; (2) Kỹ thuật đo nhân trắc trong Ec-gô-nô-mi trường học; (3) Kỹ thuật đo lực kéo thân cho học sinh; (4) kỹ thuật đo lực bóp tay cho học sinh; (5) Kỹ thuật đo sức bền của cơ cho học sinh; (6) Kỹ thuật đo chức năng hô hấp cho học sinh.
Phần 3 - Vệ sinh trường học: Có 9 bài giảng, gồm 7 nhóm kỹ thuật đánh giá vệ sinh học đường và 2 bài về tổ chức thực hiện các kỹ thuật, cụ thể như sau: (1) Kỹ thuật đánh giá vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng trường học; (2) Kỹ thuật đánh giá vệ sinh trong cung cấp nước, xử lý chất thải; (3) Kỹ thuật đánh giá chiếu sáng trường học; (4) Kỹ thuật đánh giá tiếng ồn; (5) Kỹ thuật đánh giá chất lượng không khí, vi khí hậu; (6) Kỹ thuật đánh giá vệ sinh bàn ghế và bảng; (7) Sơ giản về Ec-gô-nô-mi trong học đường; (8) Các bước đánh giá vệ sinh trường học; (9) Hướng dẫn xây dựng trường học an toàn.
Phần 4 - Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Có 6 bài giảng, cung cấp kiến thức cơ sở cũng như một số kỹ năng thực hành cung cấp, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở tuổi học đường. Nội dung các bài gồm: (1) Những vấn đề dinh dưỡng thường gặp và phương pháp đánh giá; (2) Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh thực phẩm; (3) Dinh dưỡng hợp lý trong trường học; (4) Nguyên tắc và các bước xây dựng khẩu phần cho học sinh; (5) Yêu cầu an vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; (6) Kỹ thuật đánh giá nhanh tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở ăn uống trong nhà trường.
Phần 5 – Quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh: Có 12 bài giảng, cung cấp kiến thức lý thuyết và nhiều kỹ năng thực hành thiết yếu trong phát hiện, quản lý, cung cấp dịch vụ sức khỏe cho học sinh ở nhà trường và gia đình. Nội dung cụ thể bao gồm: (1) Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; (2) Chăm sóc mắt ban đầu tại trường học; (3) Kỹ thuật kiểm tra thị lực học sinh; (4) Kỹ thuật kiểm tra tật khúc xạ; (5) Kỹ thuật kiểm tra sắc giác; (6) Kỹ thuật kiểm tra biến dạng cột sống; (7) Kỹ thuật đo sức nghe; (8) Kỹ thuật ghi điện tâm đồ; (9) Kỹ thuật đếm mạch và đo huyết áp; (10) Bệnh sâu răng, viêm lợi; (11) Phương pháp phòng bệnh răng miệng và chương trình Nha học đường; (12) Một số kỹ năng sơ cấp cứu thông thường tại trường học.
     Bộ tài liệu “Kỹ thuật y tế trường học” có sự tham gia biên soạn của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm và tâm huyết với công tác y tế học đường của Viện Y học lao động – Vệ sinh môi trường, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trường Đại học Y khoa Hà Nội, Bệnh viện Xanh-pôn, dưới sự chủ biên của TS.BS Đặng Anh Ngọc. Tập thể biên soạn bao gồm: BS.CKII Trần Thị Dung, PGS.TS Hà Thị Anh Đào, ThS.CN tâm lý Hoàng Thị Định, ThS.BS Lê Thị Hạnh, TS.BS Phạm Thúy Hòa, TS.BS Lê Thị Hương, TS.BS Lê Nguyễn Bảo Khanh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Ngà, TS.BS Đặng Anh Ngọc, PGS.TS Vũ Sinh Nam, ThS.BS Chu Thị Vân Ngọc, TS.BS Bùi Thị Nhung, TS.BS Nguyễn Hạnh Quang, PGS.TS Phan Trọng Lân, ThS.BS Lỗ Văn Tùng và ThS Dương Khánh Vân.
Bộ sách không bán trong lần xuất bản đầu tiên, năm 2012. Người học và người đọc có thể tiếp cận với tài liệu này tại tủ sách của 63 trung tâm YTDP tỉnh, thành phố trên cả nước, cũng như ở thư viện của các viện nghiên cứu YHDP, các khoa YTCC/YHDP của các trường đại học Y-Dược trên toàn quốc.
Tạp chí Y học Dự phòng xin hân hạnh giới thiệu bộ sách có giá trị này với quý bạn đọc.
Ban Biên tập -Tạp chí Y học dự phòng
Thông tin khác:
Virus y học (29/11/2013)
Vi khuẩn học (29/11/2013)
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log