Thứ ba, 19/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên tại 03 xã Nà Nghịu, Chiềng Khoong và Chiềng Khương huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La năm 2022
Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu kẽm ở học sinh suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại một số trường tiểu học huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Đào tạo nghiên cứu sinh Tiến sĩ - nhìn lại những chặng đường

Cập nhật lúc 14:51 29/11/2013
Số đặc biệt dành cho “Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 2013” của Tạp chí YHDP Tập XXIII, số 7 (143) chọn lọc đăng tải 22 bài báo khoa học của các nghiên cứu sinh với nhiều chủ đề, nhiều đề tài trong các lĩnh vực chuyên ngành dịch tễ học, y tế công cộng
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là một viện nghiên cứu hàng đầu về Y học dự phòng (YHDP) ở nước ta. Bên cạnh chức năng nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học phân tử, phát triển vắc xin mới và chế phẩm sinh học dùng cho người, công tác đào tạo và xây dựng mạng lưới y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc cũng được Viện chú trọng phát triển. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nhân lực bậc cao của ngành Y tế, từ năm 1979, Viện đã được Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Năm 2003, Viện là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên được Nhà nước cho phép đào tạo tiến sĩ Y tế công cộng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết đào tạo cán bộ trình độ tiến sĩ liên thông đa ngành. Với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học đầu ngành về YHDP trong Viện và sự hỗ trợ giúp đỡ của hơn 70 các thầy cô giáo ở các đơn vị ngoài Viện, Cơ sở đào tạo sau đại học của Viện nằm trong số cơ sở có uy tín trong nước. Ở vào giai đoạn đầu,Viện đã xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ cho 5 mã số chuyên ngành là Vi sinh học, Vi rút học, Dịch tễ học, Bệnh nghề nghiệp và Dinh dưỡng học. Hiện nay, sau khi được phép điều chỉnh mã số chuyên ngành mới, các chuyên ngành đào tạo của Viện vẫn là 5, bao gồm: Dịch tễ học, Vi sinh y học (bao gồm Vi khuẩn học, Vi rút học), Vệ sinh học xã hội và Tổ chức y tế, Sức khoẻ bệnh nghề nghiệp và Y tế công cộng. Trong thống kê kết quả đào tạo sau đại học của ngành y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương là cơ sở thứ ba vượt qua mốc 100 luận án vào năm 2001, chỉ sau Trường Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân y. Viện đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo sau đại học lớn nhất trong nhóm ngành Y học dự phòng trong cả nước. Số tiến sĩ được đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Viện trong những năm đầu mới thành lập chỉ từ 1-2 người/khóa, từ năm 2008 đến nay khoảng 15-20 người/khóa. Riêng năm học 2010, số nghiên cứu sinh trúng tuyển nhiều nhất từ trước tới nay là 24 người. Số NCS hiện đang theo học tại Viện tính đến tháng 11 năm 2013 là 97 người. Đến nay tổng số cán bộ được đào tạo và cung cấp cho các cơ sở y tế cả nước là 205 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Nhiều cán bộ có trình độ tiến sĩ được đào tạo tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Nhiều công trình nghiên cứu của các đề tài luận án tiến sĩ có khả năng ứng dụng cao, góp phần
tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Trong chặng đường hơn 30 năm xây dựng và
trưởng thành, Cơ sở đào tạo sau đại học của Viện đã có một số mốc thành tựu quan trọng: Luận án
Phó tiến sĩ đầu tiên đã được bảo vệ thành công tại Viện năm 1985, luận án thứ 100 năm 2001 và luận án thứ 200 năm 2012. Năm 1996, Luận án Tiến sĩ khoa học đầu tiên được bảo vệ thành công tại Viện. Bắt đầu từ năm 1998, theo quy định của Nhà nước bỏ cách gọi Phó tiến sĩ, chuyển thành Tiến sĩ và Luận án Tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ tại Viện là của một lưu học sinh người Lào – Bounlay Phommasack (bảo vệ tháng 12/1998).
Tháng 10/2007, NCS Y-Lima, công dân Vương quốc Campuchia đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Y tế công cộng đầu tiên tại Viện. Như vậy, không những đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho Việt Nam, Viện cũng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các nước bạn như Lào, Campuchia. Hàng năm, Hội nghị Khoa học chuyên đề được tổ chức tại Cơ sở đào tạo sau đại học - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dành cho các nghiên cứu sinh của Viện nhằm tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nghiên cứu sinh trong nghiên cứu khoa học, trong quá trình thực hiện đề tài luận án và về các kết quả nghiên cứu đạt được. Sau mỗi hội nghị những công trình nghiên cứu xuất sắc nhất đã được công bố trên tạp chí YHDP của Hội YHDP Việt Nam. Số đặc biệt dành cho “Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 2013” của Tạp chí YHDP Tập XXIII, số 7 (143) có trên tay quý vị độc giả chọn lọc đăng tải 22 bài báo khoa học của các nghiên cứu sinh với nhiều chủ đề, nhiều đề tài trong các lĩnh vực chuyên ngành dịch tễ học, y tế công cộng… Có thể nói, số tạp chí đã phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về các lĩnh vực mà Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang đào tạo trình độ tiến sĩ.
Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị độc giả số chuyên đề này.
Ban Biên tập -Tạp chí Y học dự phòng
Thông tin khác:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log