Thứ sáu, 29/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 (AHMM 12)

Cập nhật lúc 16:04 10/12/2014
Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 (AHMM 12) đã khai mạc tại Hà Nội vào ngày 18/09/2014 với chủ đề “Sức khỏe tốt hơn cho Cộng đồng ASEAN sau năm 2015”.
Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 (AHMM 12) đã khai mạc tại Hà Nội vào ngày 18/09/2014 với chủ đề “Sức khỏe tốt hơn cho Cộng đồng ASEAN sau năm 2015”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đứng ra tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN.
Tham dự phiên khai mạc có Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Shin Young-Soo, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO Poonam Khetrapal Singh và 200 đại biểu quốc tế.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ những thành tựu của y tế Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc, và nâng cao sức khỏe của nhân dân đồng thời Việt Nam cũng đang nỗ lực hết sức mình xây dựng một nền y học hiện đại, tiên tiến và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Hiện nay không chỉ các nước ASEAN mà toàn thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức với vấn đề dịch bệnh nguy hiểm; các gánh nặng kép về các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm… Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đây sẽ là “cơ hội quý báu để các quốc gia và các đối tác cùng nhau thảo luận và giải quyết các thách thức về an ninh y tế toàn cầu và khu vực”.
Một hoạt động rất có ý nghĩa đã diễn ra trong AHMM 12 đó là ASEAN và WHO ký kết Bản ghi nhớ ASEAN-WHO (MOU). Đây là lần đầu tiên ASEAN và WHO ký kết MOU nhằm tăng cường hoạt động hợp tác thực hiện bốn ưu tiên chiến lược trong vòng 4 năm tới. Đại diện WHO khẳng định “ASEAN là một đối tác rất quan trọng của WHO trong khu vực Đông Nam Á”.
Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN 12 với hàng loạt các hội nghị liên quan đã thu hút nhiều diễn giả, đóng góp các ý kiến hoàn thiện tiến trình hướng tới một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm và vì con người. Đó là các hội nghị chuyên môn như mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng phi chính thức, phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tài chính bền vững cho phòng chống HIV/AIDS ở các nước ASEAN, già hóa dân số và các biện pháp ứng phó.
Với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASE­AN vào năm 2015, hướng tới người dân và vì người dân, trong đó việc chăm lo nâng cao sức khỏe cho người dân là nội dung quan trọng. Tính đến nay các nước ASEAN đã hoàn thành 80% các mục tiêu xây dựng cộng đồng, trong đó có cả lĩnh vực y tế, tận dụng mọi cơ hội tăng cường hợp tác với các đối tác là các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nước bên ngoài ASEAN.
• Hội thảo bên lề Hội nghị với chủ đề “Phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi”
Ngày 17/09/2014 Hội thảo bên lề về “Phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi” thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN – 12 đã khai mạc với sự tham dự của trên 120 đại biểu từ 10 nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản, đại diện các tổ chức quốc tế WPRO, WHO Việt Nam, WB, FAO, JICA... Về phía Việt Nam có đại diện đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương,Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc Hội, cùng nhiều bộ, ngành liên quan. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Thanh Long,Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
Thông qua các bài tham luận, thảo luận trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các đại biểu về phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và vấn đề về tăng cường hợp tác liên ngành trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, cuộc họp đã nhấn mạnh một số nội dung chính sau:
- Dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi đang là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng:
Khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do những mối đe dọa của các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A(H7N9), tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét kháng thuốc, MERS-CoV và gần đây nhất là dịch bệnh do vi rút Ebola bùng phát tại Tây Phi.
- Các hoạt động đã thực hiện phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi
Các nước ASEAN đã phối hợp chặt chẽ và rất tích cực trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi. Nhiều hoạt động và biện pháp phòng chống đã được triển khai như: Phát động nhiều sáng kiến nhằm tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm; Thành lập Nhóm công tác ASEAN về chuẩn bị và ứng phó đại dịch; Thành lập diễn đàn các nước ASEAN về truyền thông và trao đổi thông tin; Xây dựng Kế hoạch hành động đáp ứng và ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi dựa trên Khung chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi (APSED) và phù hợp với Điều lệ Y tế quốc tế (IHR-2005); Thành lập Trung tâm đáp ứng khấn cấp (EOC) tại một số quốc gia thành viên ASEAN. Mục đích của EOC là cung cấp địa điểm và nhân lực đáp ứng kịp thời và hiệu quả các hoạt động ứng phó dịch bệnh khẩn cấp.
- Các hoạt động hợp tác trong thời gian tới
Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất: Các nước ASEAN cần tiếp tục đoàn kết, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi; Thúc đẩy sự phối hợp liên ngành; Hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi. 
Dương Thị Hồng Hạnh
Hội Y học dự phòng
Thông tin khác:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log