Thứ tư, 24/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Nghịch lý được phát hiện khi giám sát bại liệt ở Pakistan

Cập nhật lúc 00:25 21/06/2019
Với nỗ lực không ngừng của các quốc gia nhằm tìm kiếm dấu vết của vi rút bại liệt trong môi trường, người ta tìm thấy chúng trên khắp Pakistan, những nơi mà họ nghĩ rằng vi rút này đã hoàn toàn biến mất. Điều này có nghĩa là vi rút cố thủ hơn ta nghĩ và sẵn sàng hồi sinh.
Hơn một năm trước đây, vi rút bại liệt dường như được coi là sẽ biến mất ở Pakistan, một trong những thành trì cuối cùng của chủng vi rút này. Những ca bại liệt đã giảm dần từ 306 trường hợp năm 2014 xuống còn 54 vào năm 2015, 20 vào năm 2016 và còn lại 8 trường hợp trong năm 2017. Các xét nghiệm máu cũng cho thấy, về tổng thể, khả năng miễn dịch đối với vi rút bại liệt chưa bao giờ cao như hiện nay, ngay cả ở trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi. Thành quả này là nhờ vào chiến dịch tiêm chủng liên tục và bền bỉ trong nhiều năm. Chắc chắn, không đủ số lượng trẻ em nhạy cảm để duy trì sự lây truyền và vi rút sẽ tự bị xóa sổ trong năm tiếp theo.
Tuy nhiên, những phát hiện đáng lo ngại mới đây cho thấy vi rút không hoàn toàn bị biến mất. Với nỗ lực không ngừng của các quốc gia nhằm tìm kiếm dấu vết của vi rút trong môi trường, người ta tìm thấy chúng trên khắp Pakistan, những nơi mà họ nghĩ rằng vi rút này đã hoàn toàn biến mất. Điều này có nghĩa là vi rút cố thủ hơn ta nghĩ và sẵn sàng hồi sinh. Hoặc đây có thể là giai đoạn cuối cùng của vi rút này- tồn tại trong môi trường nhưng không gây bệnh cho đến khi chúng biến mất?.
Cùng với Afghanistan và Nigeria, Pakistan là một trong ba quốc gia mà chủng vi rút bại liệt hoang dại chưa bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn. Với tình trạng bất ổn về chính trị, bạo lực không ngừng, nghèo đói và di dân với số lượng lớn – đây có thể là những thách thức để thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt. Biên giới với Afghanistan có nhiều lỗ hổng đến mức hai nước được coi là một khối dịch tễ học trong đó vi rút lưu hành tự do. Nếu Pakistan thanh toán được bệnh bại liệt, thì Afghanistan cũng sẽ loại trừ được bệnh này. Đây có thể là yếu tố then chốt để thanh toán bại liệt toàn cầu, vì đã không phát hiện được mẫu vi rút bại liệt nào ở Nigeria trong 15 tháng qua.
Kể từ năm 1988, khi những nỗ lực loại trừ tận gốc đối với vi rút này được bắt đầu, tiêu chuẩn vàng để phát hiện vi rút bại liệt là việc giám sát hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis - AFP) – tìm kiếm và kiểm tra những đứa trẻ bị yếu đột ngột hoặc bị mềm nhũn cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên, khi số trường hợp giảm thấp như hiện nay, việc giám sát AFP không còn là chỉ số báo hiệu có ý nghĩa duy nhất. Chỉ có một trong số 200 hoặc 300 người nhiễm vi rút bị bại liệt; những người còn lại không có biểu hiện lâm sàng nhưng vẫn thải vi rút trong phân và có thể lây sang người khác.
Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu nước thải từ các rãnh thoát nước và kiểm tra vi rút từ các nguồn nước thải đó. Pakistan hiện có 53 điểm lấy mẫu, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Tại thời điểm các ca bệnh bại liệt thấp kỷ lục, có 16% mẫu xét nghiệm trên toàn quốc được thử nghiệm cho kết quả dương tính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì nhiều mẫu nước thải chứa vi rút nhưng chỉ có một vài trường hợp bị nhiễm.
Rất khó để cho kết quả rõ ràng đối với các mẫu được lấy từ môi trường, bởi một khu vực chứa nước thải có thể chứa lượng phân thải của 50.000 - 100.000 người. “Nếu đem phân lập vi rút từ một đứa trẻ, bạn biết ngay người nào bị nhiễm. Khi lấy vi rút đó từ môi trường, bạn không biết ba người hay 3.000 người bị nhiễm” – Maher, chuyên gia tổ chức Y tế thế giới giải thích.
Việc kiểm tra từng mẫu nước dương tính  hiện nay được xem như một chiến dịch chống lại bệnh bại liệt. Chương trình đang loại trừ vi rút bằng các chiến dịch tiêm chủng được lặp đi lặp lại trong suốt “mùa thấp điểm” giữa tháng 12 và tháng 5, khi thời tiết lạnh làm cho vi rút khó có thể tồn tại lâu hơn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: không có ca nào nhiễm bệnh cũng chưa đủ để chứng minh là đã chiến thắng vi rút bại liệt. Một quốc gia được coi là không có bệnh bại liệt khi không còn một trường hợp mắc bệnh hay một mẫu môi trường nào dương tính với vi rút polio sau 12 tháng.
                                                        GS.TS Nguyễn Đình Quyến (lược dịch)
                                         Theo: Leslie Roberts, Science, 2018; 359(6372): 142-143
 
Thông tin khác:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log