Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lây truyền qua đường nào?
Đường không khí (tiếp xúc với dịch tiết hầu họng)
Qua đường máu

Quy trình Chỉ định tiêm vắc xin và Tư vấn trước tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng

Cập nhật lúc 13:58 28/09/2013
Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã ban hành văn bản "Quy trình Chỉ định tiêm vắc xin và Tư vấn trước tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng". Quy trình ban hành kèm theo quyết định số 678/QĐ-VSDTTƯ ngày 07 tháng 06 năm 2013 của Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Nhằm mục đích nâng cao năng lực của cán bộ y tế dự phòng các tuyến và tính an toàn trong công tác tiêm chủng, Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã ban hành văn bản "Quy trình Chỉ định tiêm vắc xin và Tư vấn trước tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng". Quy trình ban hành kèm theo quyết định số 678/QĐ-VSDTTƯ ngày 07 tháng 06 năm 2013 của Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
 
1. Mục tiêu
 Thực hiện chỉ định tiêm vắc xin và tư vấn trước tiêm chủng để đảm bảo an toàn tiêm chủng theo đúng Qui định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị (Quyết định số: 23/2008/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 07/2008) của Bộ trưởng Bộ Y tế .
 
2. Phân công trách nhiệm
Cán bộ y tế đã được tập huấn và có chứng chỉ thực hành tiêm chủng thực hiện quy trình Chỉ định tiêm vắc xin và tư vấn trước tiêm chủng tại điểm tiêm chủng.
 
3. Trang thiết bị
- Nhiệt kế, ống nghe.
- Phiếu /sổ tiêm chủng cá nhân.
- Sổ tiêm chủng trẻ em, sổ tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ.
- Các tài liệu chuyên môn liên quan tại điểm tiêm chủng.
 
4. Quy trình
a. Bước 1: Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Xác định tên, tuổi, địa chỉ: Nếu trẻ chưa có phiếu/sổ tiêm chủng, lập phiếu/sổ tiêm chủng cho trẻ. Ghi tên tuổi địa chỉ vào sổ/ phiếu tiêm chủng cá nhân.
- Hỏi tình hình sức khoẻ hiện tại:
+ Có khỏe không ?
+ Có ăn (bú), uống, ngủ bình thường không?
+ Có đang bị bệnh gì không ?
+ Có đang dùng thuốc hoặc điều trị gì không ?
+ Có vấn đề gì về sức khỏe khác đặc biệt không ?
- Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng:
+ Có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không ?
+ Có bị bệnh mãn tính gì không ?
+ Có tiền sử bệnh tật gì khác đặc biệt không?
- Hỏi và kiểm tra phiếu/sổ tiêm chủng và tiền sử tiêm chủng trước đây:
+ Kiểm tra loại vắc xin, số liều từng loại vắc xin, thời gian đã tiêm chủng trước đây.
+ Hỏi các phản ứng sau tiêm ở những lần tiêm chủng trước đây: sốt cao, tím tái, quấy khóc dai dẳng, khó thở, co giật, li bì, sưng đau lan rộng, các biểu hiện bất thường khác,...? Nếu có thì phản ứng xảy ra sau tiêm loại vắc xin nào?
+ Hỏi tiền sử dị ứng/phản ứng nặng với vắc xin của bố mẹ, anh em ruột trong gia đình.
 
b. Bước 2: Quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại
- Tinh thần: tỉnh táo, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh không ?
- Thể trạng, màu da, niêm mạc.
- Có biểu hiện đang ốm không ? Nếu nghi ngờ ốm/ sốt, kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệtkế và khám thực thể tùy theo từng trường hợp cho phù hợp.
 
c. Bước 3: Chỉ định tiêm chủng
- Chỉ định tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện đúng chỉ định và chống chỉ định đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn.
- Hoãn tiêm với các trường hợp sau:
+ Đang ốm
+ Sốt
+ Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Không tiêm (chống chỉ định) với các trường hợp sau:
+ Có tiền sử phản ứng mạnh với những lần tiêm trước.
+ Thuộc diện chống chỉ định theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất với từng loại vắc xin.
- Giải thích về trường hợp hoãn tiêm hoặc chống chỉ định.
 
d. Bước 4: Tư vấn tiêm chủng
- Thông báo các vắc xin trẻ được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ (<38,5ºC), đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm, ...
+ Các phản ứng nặng như sốc phản vệ và một số các phản ứng nặng khác có thể xảy ra tùy từng loại vắc xin. Các trường hợp này có thể qua khỏi nếu được theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sau tiêm chủng:
+ Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
+ Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng;
tinh thần; ăn; bú mẹ; uống; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm; đại, tiểu tiện; các bất thường khác về sức khỏe,…
Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu nặng, bất thường sau tiêm chủng: sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, phát ban, các biểu hiện bất thường khác về sức khỏe...hoặc phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
+ Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
- Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo.
 
5. Tài liệu, văn bản tham khảo
- Qui định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị, (ban hành kèm theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Tài liệu “Thực hành tiêm chủng”.
 
- Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng.

Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log