Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 97
Tập XXVI, số 15 (188) 2016

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ (1-5 tuổi) tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum - 2016

Situation and factors associated with the diphtheria vaccination among children (1-5 years of age) in Kon Plong district, Kon Tum province - 2016
Tác giả: Phạm Thọ Dược, Trần Đắc Phu, Phạm Ngọc Thanh, Phạm Văn Doanh, Phan Thị Thanh Thảo, Ngô Thị Tú Thủy, Lê Văn Tuấn, Hoàng Nghĩa Thắng, Nguyễn Lê Mạnh Hùng, Đào Duy Khánh, Nguyễn Lộc Vương, Nguyễn Thị Vân, Đặng Văn Điền
Tóm tắt:
Nghiên cứu có mục tiêu mô tả tỷ lệ tiêm chủng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ 1-5 tuổi tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, năm 2016. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang với cỡ mẫu: 510 trẻ 1-5 tuổi; 30 cụm dân cư được chọn bằng phương pháp tỷ lệ với cỡ dân số (PPS), mỗi cụm điều tra 17 hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi nghiên cứu. Các điều tra viên đến thăm từng hộ gia đình phỏng vấn bà mẹ/người chăm sóc, xem xét sổ/phiếu tiêm chủng, đối chiếu lại với hồ sơ tiêm chủng tại các trạm y tế xã để xác định tình trạng tiêm chủng của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở trẻ là 89,8%. Trẻ dân tộc thiểu số có tỷ lệ tiêm đầy đủ (≥3 liều) thấp hơn so với trẻ là người kinh 7,2 lần. Trẻ sống xa trạm y tế xã ≥3km có tỷ lệ tiêm thấp hơn so với trẻ sống ở gần 2,2 lần. Trẻ ở gia đình thuộc diện nghèo/cận nghèo có tỷ lệ tiêm thấp hơn so với trẻ khác 4,6 lần. Lý do chủ yếu không tiêm/tiêm không đủ liều: cha mẹ bận (34,6%); không biết lịch tiêm của trẻ (32,7%); sợ trẻ sẽ bị đau, sốt (21,2%).
Summary:
A cross-sectional study was conducted to describe the diphtheria vaccination rate and some factors associated with the immunization coverage rate among children from one to five years of age in Kon Plong district, Kon Tum province in 2016. 510 children were selected from one to five years of age; thirty clusters were selected by probability proportional to size (PPS) method, seventeen households having children from one to five years of age were surveyed. The investigators visited each household and interviewed the caregivers, checked the immunization books and after that compared with the immunization records in the communal health centers to determine the immunization status of the children. The study findings showed the fully 3-dose diphtheria vaccination coverage rate among children from one to five years of age was 89.8%. The fully 3-dose of diphtheria vaccination rate among ethnic minority children was 7.2 times lower than among Kinh ethnic children. The vaccination rate among chidren living ≥3 km away from the communal health center was 2.2 times lower than among other children. The vaccination rate among children living in poor families was 4.6 times lower than among other children. The main reasons for non-vaccination/not fully 3-dose diphtheria vaccination: caregivers were busy (34.6%); caregivers did not know the immunization schedule of their children (32.7%); caregivers were afraid of their children could have pain or fever after getting injected (21.2%).
Từ khóa:
Corynebacterium diphtheriae, bệnh bạch hầu, tỷ lệ tiêm chủng, vắc xin.
Keywords:
Corynebacterium diphtheriae, diphtheria, immunization coverage, vaccine.
File nội dung:
O161597.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log