Chủ nhật, 28/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 292
Tập 27, số 6 2017 Phụ bản

Xác định hàm lượng chì thôi nhiễm từ dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử

Determination of lead extracted from metallic foodware by atomic absorption spectroscopy
Tác giả: Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Thị Kiều Anh
Tóm tắt:
Hiện nay, thực trạng ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt ô nhiễm chì trong nước và thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Hàng loạt các vụ ngộ độc chì được phát hiện, nguy hiểm hơn là hiện tượng này thường xảy ra trên diện rộng ở quy mô hàng chục tới hàng trăm ca nhiễm độc. Nguồn gây ô nhiễm chì rất đa dạng, từ môi trường làm việc, môi trường sinh hoạt cho tới nguồn nước, thực phẩm và các đồ dùng, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với con người. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:(1)Tối ưu hóa và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định chì thôi nhiễm từ dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc với thực phẩm bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử; (2) Ứng dụng kỹ thuật đã được tối ưu hóa để kiểm nghiệm một số dụng cụ bao bì kim loại thu thập tại thị trường Hà Nội, năm 2016. Kết quả cho thấy, phương pháp có giới hạn phát hiện (LOD=0,06μg/L), giới hạn định lượng(LOQ=0,22μg/L), khoảng tuyến tính 2μg - 60μg/L. Độ thu hồi đạt 86% đến 96%. Phương pháp đã được ứng dụng để kiểm nghiệm 20 mẫu dụng cụ kim loại ngẫu nhiên trên thị trường và không phát hiện mẫu nào vượt quá quy định theo QCVN 12-3/2011/ BYT. Phương pháp này sẽ tiếp tục được ứng dụng để kiểm tra mức độ thôi nhiễm chì từ dụng cụ kim loại tiếp xúc với thực phẩm trong những năm tiếp theo.
Summary:
Currently, heavy metal pollution, particularly lead poisoning in water and food is being an extremely concern of society. A series of lead poisoning cases have been reported, more seriously heavy metal or lead poisonings occurred on a large scale with tens to hundreds of poisoning cases have been identified. Therefore, this study was carried out to (1) optimize and verify atomic absorption spectroscopy technique for determination of lead extracted from metallic foodwares and (2) to apply the optimized technique to determine lead in metallic food containers collected from markets in Hanoi in 2016. The results show that the method has limit detection (LOD = 0.06μg / L), quantitative limit (LOQ = 0.22μg / L), linear range 2μg - 60μg / L. Recovery from 86% to 96%. The technique was applied to determine lead in 20 metallic food containers which were collected randomely in the markets of Hanoi in 2006. None of tested samples was exceeded the standard specified by Ministry of Health in QCVN12-3/2011/ BYT. This method will continue to be used to determine lead in metallic foodwares in the following years
Từ khóa:
Kim loại, chì, dụng cụ chứa thực phẩm, thôi nhiễm, quang phổ hấp thụ nguyên tử
Keywords:
Lead, food container, extraction,
File nội dung:
o176p292.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log