Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 48
Tập XXVI, số 8 (181) 2016

Tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV phác đồ có efavirenz tại Hà Nội

Adverse events on central neurvous system among HIV/AIDS out-patients treated with Efavirenz - based regimen in Hanoi
Tác giả: Lã Thị Lan, Nguyễn Viết Nhung, Đinh Hồng Dương, Hà Thế Tấn, Vũ Thị Thu Nga, Nguyễn Hoàng Anh, Trần Ngân Hà
Tóm tắt:
Nghiên cứu tiến hành trên 1.029 bệnh nhân HIV/AIDS bắt đầu điều trị phác đồ tenofovir/lamivudine/ efavirenz tại 16 phòng khám ngoại trú của Hà Nội nhằm mục đích xác định tỷ lệ, đặc điểm phân bố và một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện tác dụng không mong muốn (biến cố bất lợi - Adverse Events (AE)) trên thần kinh trung ương (TKTW). Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, AEs trên TKTW được thu thập bằng phương báo cáo tự nguyện có chủ đích. Kết quả cho thấy có 55,2% bệnh nhân gặp AEs trên TKTW. Các triệu chứng ghi nhận nhiều nhất là chóng mặt (36,1%), mệt mỏi (29,7%), cảm giác nóng bừng (19,8%), đau đầu (16,2%), mơ nhiều (15,7%) và mất ngủ (13,3%. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau khi sử dụng thuốc, đa số ở mức độ nhẹ, trung bình và tự mất đi; 3,8% trường hợp phải đổi thuốc. Phân tích mô hình Cox Proportional Hazard đa biến cho thấy tình trạng suy kiệt, mắc bệnh lao và điều trị phối hợp thuốc dự phòng lao của bệnh nhân khi khởi trị có liên quan tới việc ghi nhận được AEs trên TKTW.
Summary:
This study aimed to describe the prevalence, distribution and risk factors of central nervous and mental health related adverse events (AEs) occured among HIV/AIDS out-patients treated with Efavirenz-based regimen in Ha Noi. This was a prospective clinical study and no control, on 1,029 HIV patients treated by TDF/3TC/ EFV in 16 out-patient clinics in Hanoi. AEs was collected by Targeted Spontaneous Reporting method recommended by World Health Organization (WHO). Results showed that 55,2% cases reported with central nervous symptoms after antiretrovirus (ARV) commencement. The most frequent reported symptoms included dizzy (36.1%), fatigue (29.7%), get hot in the face (19.8%), headache (16.2%), vivid dreams (15.7%), insomnia (13.3%). AEs often occurred during the first 1-2 weeks after treatment initiation, were classified as minor or middle severity and were self-recovered. Only 3,8% of AEs needed regimen shift. In multivariate analysis by Cox Proportional Hazard model, central nervous AEs was associated with being cachexia, having active tuberculosis and being on INH prophylaxis at the time of ARV commencement. Our findings suggest that central nervous AEs among patients on TDF/3TC/EFV regimens were common but not severe and immediate AEs monitoring after treatment initiation should be conducted, together with counseling on treatment continuation to patients who have AEs.
Từ khóa:
Biến cố bất lợi, thần kinh trung ương (TKTW), efaviren, HIV/AIDS.
Keywords:
Adverse event, central neurvous system (CNS), Efavirenz, HIV/AIDS
File nội dung:
O160848.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log